Trong muôn vàn lời khuyên dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng đầu, liệu có bao nhiêu lời khuyên thực sự đúng? Câu trả lời sẽ được bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi – Phó giám đốc bệnh viện Từ Dũ chia sẻ ngay sau đây. Bầu đừng bỏ lỡ nhé!
Nên ăn gì và cần kiêng gì, mẹ có chắc mình đã nắm rõ?
Không chỉ với phụ nữ mang thai, ngay cả với những người bình thường, cá chép cũng là một món ăn cực kỳ dinh dưỡng. Ngoài những vitamin có lợi cho cơ thể như vitamin A, D, E, K, cá chép còn là nguồn protein dồi dào. Thậm chí, so với các loại thịt, protein trong cá đặc biệt dễ tiêu hơn rất nhiều. Ngoài 3 tháng đầu, bà bầu cũng có thể ăn cháo cá chép trong những giai đoạn khác của thai. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều. Trung bình, mỗi tuần chỉ nên ăn từ 2-3 bữa.
Xét về thành phần dinh dưỡng, vừng đen chứa nhiều chất dinh dưỡng như sắt, axit folic, vitamin B, vitamin E, một số loại chất khoáng khoáng và cả protein. Hơn nữa, vừng đen có thể được chế biến thành nhiều món khác nhau và rất dễ tiêu hóa, thích hợp với những mẹ bầu bị nghén, không ăn được nhiều. Bầu có thể trộ vừng ăn với cơm hoặc biến tấu thành các món cháo, chè.
Giống như nhiều loại hải sản khác, cua cũng cung cấp nhiều loại khoáng chất có lợi cho cơ thể, nhất là nguồn canxi. Bà bầu không bị dị ứng hoặc không bị bệnh nhiễm kim loại nặng có thể thoải mái ăn cua bất kể giai đoạn nào của thai kỳ, kể cả 3 tháng đầu. Tuy nhiên, không được ăn hàng ngày, bởi trong thịt cua chứa một lượng kim loại nặng đáng kể, có thể gây hại cho sức khỏe mẹ và bé.
Không cấm hoàn toàn, nhưng bà bầu ăn cua nên ăn lượng vừa phải, không ăn quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng xấu cho bé cưng
Chứa 18 loại axit amin và 30 loại vi khoáng quý, tổ yến có giá thành cao và được xem là một loại thực phẩm quý. Tuy có nhiều lợi ích như: làm sáng, mịn da, bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, nhưng tổ yến không phải thực phẩm phù hợp cho tất cả các giai đoạn của thai kỳ. Những mẹ mang thai 3 tháng đầu chỉ nên ăn từ 1-2 lần/ tuần để tránh cung cấp quá nhiều axit amin cũng như hạn chế nguy cơ dị ứng.
Giai đoạn 3 tháng giữa, bà bầu có thể ăn khoảng 100 gr/ tháng. Giai đoạn 3 tháng cuối ăn khoảng 60gr/ tháng. Tuy nhiên, bà bầu không nhất thiết phải ăn tổ yến mà có thể bổ sung dưỡng chất từ các nhóm thực phẩm khác.
Thực tế, dù ăn 7 hay 10 trứng ngỗng, bạn cũng khó có thể quyết định giới tính thai nhi, bởi chuyện này đã được quyết định từ lúc tinh trùng gặp trứng. Xét về giá trị dinh dưỡng, trứng ngỗng cũng chứa protein, khoáng chất và các loại axit amin tương tự trứng gà, trứng vịt và trứng cút. Trứng ngỗng to hơn nên “nhỉnh” hơn về lượng protein, bù lại các chất dinh dưỡng lại không bằng trứng gà. Đồng thời, lượng chất béo và cholesterol trong trứng ngỗng cũng cao hơn nên dễ gây ngán, đầy bụng. Trứng vịt, trứng vịt lộn, trứng cút cũng rất giàu protein. Nếu cảm thấy ngán, bà bầu có thể luân chuyển giữa các loại trứng để đổi vị.
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…