Tiểu không tự chủ là tình trạng rò rỉ nước tiểu không kiểm soát khi ho, hắt hơi hoặc cảm giác muốn đi tiểu diễn ra đột ngột đến mức không thể phản ứng kịp. Tình trạng tiểu tiện không tự chủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở người cao tuổi và phụ nữ, ảnh hưởng đến khoảng 30% số nữ giới cao tuổi và 15% số nam giới cao tuổi.
Phương pháp chẩn đoán bệnh tiểu không tự chủ
Đầu tiên bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân mô tả kỹ các dấu hiệu gặp phải, bệnh nhân cần tập trung vào khoảng thời gian, tần suất và tình trạng đi tiểu, đồng thời người bệnh cần đề cập tới chức năng ruột, sử dụng thuốc, và tiền sử sản khoa và phẫu thuật vùng tiết niệu nếu có.
Từ 48 đến 72 giờ, bệnh nhân hoặc người chăm sóc có thể được bác sĩ yêu cầu theo dõi và ghi lại thể tích cùng thời gian của mỗi lần đi tiểu cùng với mỗi khi tiểu không tự chủ liên quan đến các hoạt động như ăn uống, sử dụng thuốc, trong khi ngủ.
Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành các biện pháp thăm khám lâm sàng, trọng tâm là thăm khám thần kinh, vùng chậu, và thăm trực tràng.
Đối với khám thần kinh, bác sĩ sẽ thực hiện việc đánh giá với:
+ Tình trạng tinh thần, dáng đi, và chức năng các chi dưới.
+ Kiểm tra dấu hiệu của bệnh thần kinh ngoại biên hoặc thần kinh tự động.
+ Kiểm tra các dấu hiệu của thoái hoá cột sống cổ hoặc hẹp ống sống.
+ Kiểm tra cột sống để tìm vết tích của các phẫu thuật trước đó và tìm các dị tật nếu có.
Kiểm tra sự chi phối thần kinh với cơ thắt niệu đạo ngoài bằng cách đánh giá:
+ Cảm giác đáy chậu
+ Phản xạ hậu môn: Là sự co lại của cơ vòng hậu môn được kích hoạt bằng cách kích thích nhẹ da quanh hậu môn
+ Phản xạ hành hang: Là sự co lại của cơ vòng hậu môn gây ra bằng cách bóp mạnh quy đầu dương vật hoặc kích thích lực lên âm vật
+ Sự co cơ vòng hậu môn
Đối với vùng chậu bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám để tìm kiếm những triệu chứng sau:
+ Viêm teo niệu đạo với dấu hiệu là niêm mạc âm đạo mỏng, màu nhạt và mất nếp nhăn niêm mạc.
+ Tăng động niệu đạo quan sát được trong khi bệnh nhân ho khi thành sau âm đạo được cố định bằng mỏ vịt.
+ Sa bàng quang, sa ruột, trực tràng, hoặc tử cung là dấu hiệu của yếu vùng đáy chậu.
Đối với thăm khám trực tràng, bác sĩ sẽ tìm kiếm các dấu hiệu của ứ đọng phân, khối u ở trực tràng, các nốt hoặc khối u ở tuyến tiền liệt.
Nghiệm pháp ho có thể được thực hiện để chẩn đoán tình trạng tiểu không tự chủ do gắng sức. Theo đó, bệnh nhân được yêu cầu ngồi thẳng lưng hoặc ngồi gần thẳng với chân dạng ra, thả lỏng vùng đáy chậu và ho khi đang mắc tiểu để kiểm tra xem nước tiểu có bị rò rỉ lúc đang ho hay không.
Ngoài ra, bác sĩ có thể thực hiện một số xét nghiệm khác để chẩn đoán chứng tiểu không tự chủ, bao gồm:
+ Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu, nuôi cấy nước tiểu
+ Xét nghiệm nitơ urê huyết thanh (BUN), creatinine
+ Đo thể tích nước tiểu tồn dư
+ Kiểm tra động lực học tiết niệu
+ Đo áp lực bàng quang
+ Đo lưu lượng bàng quang
+ Soi bàng quang
+ Siêu âm bàng quang
+ Xét nghiệm đo lưu lượng đỉnh dòng nước tiểu
Cách điều trị bệnh tiểu không tự chủ
Tùy theo mức độ tiểu không kiểm soát, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp để cải thiện tình trạng một cách hiệu quả. Các phương pháp thường được áp dụng là:
1/ Thay đổi lối sống
Chúng ta có thể cải thiện bênh tiểu không tự chủ thông qua việc thay đổi lối sống như:
+ Hạn chế uống nước vào những thời điểm nhất định ví dụ như trước khi ra ngoài, 3 tiếng đến 4 tiếng trước khi đi ngủ.
+ Đi tiểu theo quy luật rõ ràng để hình thành thói quen thay vì bị động chờ tới khi có nhu cầu đi tiểu
+ Hạn chế rượu, caffeine và các chất kích thích.
+ Giảm cân.
+ Tập luyện bài tập Kegel.
+ Tập luyện cơ bàng quang.
2/ Sử dụng các thiết bị hỗ trợ
Một số thiết bị có thể cải thiện tình trạng tiểu không tự chủ như:
+ Cơ thắt niệu đạo nhân tạo ở nam: Thiết bị này có tác dụng đóng niệu đạo khi không đi tiểu, thường dùng chủ yếu sau phẫu thuật ung thư tuyến tiền liệt.
Đặt băng nâng niệu đạo: được đưa vào âm đạo để hỗ trợ cho vùng chậu và điều trị són tiểu do gắng sức.
3/ Thuốc
Một số loại thuốc có khả năng làm giảm hiện tượng rò rỉ nước tiểu không kiểm soát, giúp ổn định các cơn co thắt khi bàng quang hoạt động quá sức như:
+ Oxybutynin, Oxybutynin XL, Oxybutynin TDDS.
+ Tolterodine.
+ Darifenacin.
+ Solifenacin.
+ Fesoterodine.
+ Mirabegron.
+ Trospium.
+ Thuốc chống trầm cảm — Imipramine.
Tiêm Botulinum: Phương pháp này giúp thư giãn các cơ, giảm chứng tiểu không kiểm soát.
Tiêm một loại hoạt chất có tên là onabotulinumtoxinA vào cơ bàng quang: Giúp ngăn chặn các cơn co thắt cơ bàng quang dẫn đến rò rỉ nước tiểu không mong muốn.
4/ Kích thích thần kinh
Kích thích thần kinh cùng và kích thích thần kinh chày sau được chỉ định cho những bệnh nhân bị tiểu gấp không tự chủ không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.
5/ Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương thức cuối cùng, thường chỉ được sử dụng cho những bệnh nhân trẻ tuổi bị tiểu gấp không tự chủ rất nặng mà không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Hiện nay đã có nhiều phương pháp phẫu thuật đối với các triệu chứng són tiểu khác nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn người bệnh cần phải tìm tới những trung tâm y tế, bệnh viện uy tín để có thể được tư vấn và lựa chọn được loại phẫu thuật phù hợp nhất.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Chứng mất ngủ kinh niên: phân loại, đã có cách điều trị hiệu quả
Những điều ít ai biết về tiểu không tự chủ
Điều trị tiểu không tự chủ do SIBO có gì khác biệt
Yhocvn.net
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…