Rất nhiều bệnh đều là do cảm mạo gây nên, người một ngày nào đó bị cảm, sức đề kháng liền kém, bệnh độc rất dễ xâm nhập thân thể. Để dự phòng cảm mạo mùa thu, day 3 huyệt được trình bày dưới đây là được.
Người kén ăn hoặc ăn ở ngoài, rất dễ mất cân đối dinh dưỡng, cho nên lực đề kháng của cơ thể suy nhược, cho nên nhất định phải nhớ hấp thu cân đối protein, đường, mỡ, chất khoáng, vitamin cùng các chất dinh dưỡng giúp tăng cường khí lực.
Đối với người bình thường mà nói, mỗi ngày bổ sung 100mg vitamin C là có thể phòng được thiếu vitamin C. Nếu như muốn dự phòng một số bệnh mạn tính như ung thư dạ dày hoặc tăng cường sức đề kháng của tự thân, thì trường kỳ mỗi ngày dùng 500-600mg vitamin C.
Đối với quần thể đặc thù mà nói, vitamin C cũng có tác dụng dự phòng cảm mạo, phụ nữ trong thời gian mang thai thì nhu cầu vitamin C tối thiểu từ 100mg đến 130mg mỗi ngày.
Trẻ em trong giai đoạn cảm mạo lưu hành nhất là trẻ có thể chất mẫn cảm thì mỗi ngày có thể dùng 500mg vitamin C, giúp đề cao lực miễn dịch.
Lưu ý dành cho người muốn dùng vitamin C: Cần nghiêm ngặt tuân theo hướng dẫn sử dụng. Ngoài ra người bệnh gút hay sỏi thận cũng thận trọng khi dùng vitamin C.
Bên cạnh việc bổ sung lượng thích hợp vitamin C, bạn cũng nên ăn nhiều ớt đỏ, cà rốt, cà chua, bí đỏ, sơn tra v.v.v những thực phẩm màu đỏ. Trong đó có chứa beta-caroten có thể phòng chống cảm mạo. Mỗi ngày ăn một cốc sữa chua, uống một bát canh gà cũng giúp phòng cảm mạo hữu hiệu.
Trà xanh chứa catechin, có tác dụng ức chế bệnh khuẩn gây cảm mạo xâm nhập vào cơ thể.
Huyệt được coi là ao (trì) chứa gió (phong) từ ngoài xâm nhập vào, vì vậy gọi là Phong Trì. Huyệt phong trì thuộc kinh túc thiếu dương đởm, là huyệt hội với mạch dương duy. Mạch dương duy chủ biểu (phần ngoài) của toàn thân, người nhiễm phong tà dẫn đến bệnh, đều nằm trong phạm vi chủ trị của huyệt này.
Huyệt nằm ở sau gáy, dưới xương sọ. Nằm ở chỗ lõm xuống bên ngoài 2 cân lớn. Có thể xác định huyệt phong trì như sau: đầu tiên, xòe hai bàn tay, đặt hõm giữa lòng bàn tay vào đỉnh hai tai, các ngón tay ôm chặt lấy đầu, hướng ngón cái về phía sau gáy. Sau đó miết hai ngón tay cái từ trên xuống dưới, vượt qua một ụ xương rồi rơi xuống một chỗ hõm ở hai bên khối cơ nổi sau gáy, đó chính là vị trí của huyệt Phong trì.
Phương pháp day: day huyệt hai bên, nếu cảm thấy đau trướng là đúng. Mỗi ngày thực hiện hai lần, mỗi lần day 100 cái. Có công dụng trừ phong giải cảm (phong là một loại tác nhân gây bệnh trong đông y).
Huyệt liệt khuyết thuộc kinh Phế, Phế chủ bì mao (da lông) nên khi ngoại tà tập kích thì trước tiên là phạm phế. Day huyệt liệt khuyết có thể trị chứng ho khan ít đờm, đau nhức đầu, ác hàn, phát sốt. Có tác dụng tuyên Phế, chỉ khái (ngừng ho), bình suyễn, lợi phế tiêu đờm.
Phương pháp: Dưới đầu xương quay nối với thân xương, cách lằn chỉ ngang cổ tay 1, 5 thốn. Hoặc chéo 2 ngón tay trỏ và ngón tay cái của 2 bàn tay với nhau, huyệt ở chỗ lõm ngay dưới đầu ngón tay trỏ. Dùng ngón cái tay kia day nhẹ, cho đến khi nóng huyệt. Mỗi ngày day 2-3 lần.
Phế có mối quan hệ biểu lý (trong ngoài) với đại tràng. Phế khai khiếu ra mũi, huyệt nghinh hương thuộc kinh thủ dương minh đại tràng, nằm bên cạnh mũi. Do đó huyệt có tác dụng làm thông mũi, điều trị khô mũi họng, nghẹt mũi, chảy nước mắt, hắt hơi. Huyệt nằm ở chân cánh mũi dịch sang ngang, nơi giao với rãnh mũi-miệng.
Phương pháp:
Gập ngón cái, dùng khớp ngón cái ấn lên huyệt, đến khi cảm thấy đau trướng là được, nếu mũi cay, chảy nước mắt thì càng tốt. Mỗi ngày thực hiện 2-3 lần.
Theo secretchina
Đại Hải biên dịch
Nguồn: ĐKN
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…