Categories: Sức khoẻ

Cho trẻ uống siro ho nên cẩn thận chú ý những điều sau để tránh tác dụng phụ

Có vị mùi thơm, vị dễ uống, thuốc dạng siro thường được các mẹ lựa chọn cho bé uống. Tuy nhiên, nếu không biết cách sử dụng, loại thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ.

Siro chứa nhiều đường – Dễ gây sâu răng

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại siro khác nhau, song chủ yếu được chia làm 2 loại chính: siro thuốc và siro thực phẩm chức năng. Nói chung, tất cả các loại siro đều có thành phần chính là đường và dược chất. Trong đó, dược chất có thể hóa dược và thảo dược, còn đường là saccaroza- loại đường thường được sử dụng để ăn hàng ngày.

Chính bởi lý do trên, theo PGS.TS Hồ Bá Do, giảng viên Cao cấp Bệnh viện Quân y 103, cha mẹ không nên cho trẻ uống siro trước bữa ăn, bởi hàm lượng đường trong đó sẽ khiến trẻ cảm thấy ngang dạ, kém ăn do chúng được hấp thu nhất nhanh vào máu.

Ngoài ra, thuốc này cũng sẽ ức chế hoạt động tiết dịch tiêu hóa của cơ thể, làm trẻ ăn không thấy ngon miệng. Tương tự, nếu cho trẻ uống siro trước khi đi ngủ mà không đánh răng hay súc miệng lại thật kỹ, chất đường sẽ bám vào răng, làm hỏng men răng, thậm chí là sâu răng. Đối với răng miệng, siro thực chất cũng khủng khiếp như bánh kẹo vậy, bởi thành phần của chúng đều có hàm lượng đường cao.

Ảnh minh họa

Không uống trước bữa ăn

Nhiều người có thói quen uống trực tiếp các thuốc dạng siro, tuy nhiên, theo PGS Hồ Bá Do, với các loại thuốc siro có chứa sắt, bạn cần lưu ý là không để thuốc tiếp xúc với răng vì nó có thể gây ra tình trạng xỉn màu. Trong trường hợp này, bạn có thể dùng ống hút hoặc dùng thìa đưa vào miệng.

Một lưu ý nữa mà các mẹ cần biết là: không nên cho trẻ uống siro cùng hoặc ngay trước/ngay sau thời điểm uống sữa bởi nó có thể tạo thành kết tủa, cản trở sự hấp thu của chất sắt. Thời điểm tốt nhất là cách thời điểm uống sữa 30 phút – khoảng thời gian đủ để các chất không bị lẫn vào nhau.

Thực tế, nhiều loại siro có vị hơi khé, tương đối khó uống với trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Để vị này không lưu lại miệng trẻ quá lâu, khiến trẻ có thể bị trớ thuốc, trước và sau khi uống, bạn nên cho bé uống một chút nước, như hình thức bôi trơn cổ họng. Ngoài ra, bạn cũng có thể hòa thêm nước ấm vào siro để trẻ dễ uống hơn.

Khác với các loại thuốc dạng vỉ, nếu không dùng hết, bạn có thể cất đi để sử dụng cho những lần tiếp theo, siro thì không thể như vậy. Sau khi mở chai, thông thường, bạn phải dùng hết trong vòng một tháng. Quá thời hạn này, nếu thuốc vẫn còn, bạn cũng không nên sử dụng tiếp vì khi tiếp xúc với môi trường không khí, các thành phần trong đó đã diễn ra các phản ứng hóa học, không có lợi cho sức khỏe. Tương tự, khi lọ thuốc đã mở ra, nơi bảo quản lý tưởng nhất chính là tủ lạnh.

An Châu

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

19 hours ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

19 hours ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago