Cùng kiểm tra xem bạn có mắc những sai lầm sau khi cho trẻ ăn rau không nhé!
Thời gian chế biến lâu
Vì muốn rau, củ mềm hơn để con dễ ăn, hầu hết các bà mẹ đều kéo dài thời gian xào, luộc các loại rau. Điều này là phản khoa học bởi thực chất, thời gian chế biến càng lâu, thực phẩm càng bị mất chất dinh dưỡng.
Đặc biệt, nếu hâm đi hâm lại nhiều lần, lượng vitamin B và C sẽ mất đi đến 90%. Hơn nữa, với những loại rau lá xanh, nếu được đun nấu quá lâu, nitrate sẽ chuyển biến thành nitrit nitrat, không tốt cho đường tiêu hóa, dễ gây ngộ độc ở trẻ.
Ảnh minh họa |
Không cho trẻ ăn rau có lá
Vì sợ dư lượng thuốc trừ sâu vẫn còn tồn nhiều trên rau có lá mà nhiều mẹ đã lựa chọn các loại củ, quả cho con ăn thay thế. Tuy nhiên, các loại rau có lá lại rất nhiều vitamin và khoáng chất.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Úc còn chỉ ra rằng ăn các loại lá xanh đậm hàng ngày có khả năng giảm được 41% nguy cơ ung thư da. Ngoài ra, người đứng đầu nghiên cứu này cũng cho biết thêm: Những loại rau có lá màu xanh đậm rất giàu axit folic, vô cùng tốt cho trẻ nhỏ.
Chính bởi những lý do trên, thay vì thường xuyên cho trẻ ăn củ, quả, hãy cho trẻ ăn thêm rau xanh. Nếu sợ thuốc sâu, trước khi chế biến, hãy rửa thật sạch dưới vòi nước để loại bỏ những tạp chất.
Tích trữ nhiều rau trong tủ lạnh
Nhịp sống bận rộn khiến nhiều người có thói quen đi chợ một lần, sử dụng cả tuần. Việc này có thể giúp tiết kiệm thời gian, thế nhưng, lại khiến dinh dưỡng trong thực phẩm, đặc biệt là rau xanh giảm bớt. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng: rau để càng lâu càng mất nhiều vitamin, nhất là với những loại rau đã thái nhỏ.
Việc bảo quản rau trong ngăn đá càng khiến chúng nhanh hỏng cũng như mất nhiều dinh dưỡng hơn, bởi lẽ, ở nhiệt độ dưới 0 độ C, các phân tử nước tự do (sẵn có trong rau hoặc môi trường xung quanh) sẽ bị đóng đá. Lúc này, các cạnh sắc, nhọn của nước đá sẽ đâm vào các phân tử rau, khiến chúng bị hư hỏng, dập nát.
Cho trẻ ăn quá nhiều rau
Rau có chứa nhiều chất xơ, tốt cho đường tiêu hóa, thế nhưng, không có nghĩa là càng ăn nhiều càng tốt, nhất là với trẻ nhỏ bởi nó sẽ cản trở sự hấp thu sắt và kẽm của cơ thể, không tốt cho quá trình phát triển. Với những trẻ đang bị tiêu chảy, ăn nhiều rau sẽ làm tình trạng trầm trọng hơn.
Cách hạn chế mất vitamin C khi chế biến rau – Không nên ngắt nhỏ mà thái thành từng miếng lớn – Khi luộc, xào nên cho chút muối vào để bảo vệ lượng vitamin C trong rau. – Rau luộc phải ngập nước vì nếu rau tiếp xúc với không khí khi nấu sẽ phân hủy vitamin C. Tương tự, rau xào phải để mỡ ngấm đều từng cọng rau. |
An Nhiên
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…