(Sức khỏe) – Không chỉ là gia vị, gừng còn được biết đến như một vị thuốc quý chữa bệnh mất ngủ kinh niên vô cùng hiệu quả.
Theo y dược học hiện đại, gừng có tinh dầu 2% – 3%, chất nhựa 5%, chất béo 3% tinh bột và các chất cay như zingeron, shogaola. Gừng và tinh dầu chiết xuất từ gừng còn có tác dụng chữa chứng mất ngủ kinh niên.
Nguyên liệu:
– Gừng tươi: 1 củ to hay nhỏ tùy vào mức độ ăn cay của từng người.
– Đường phên: Lượng vừa đủ cho lượng nước 500ml
Cách làm:
Cho gừng vào nước lạnh (khoảng 500ml, cho 1 lần uống) đun sôi, sau khi nước sôi cho đường vào, tiếp tục đun nhỏ lửa khoảng 15 phút là được.
Uống vào buổi trưa hoặc buổi chiều để có tác dụng vào lúc đi ngủ.Cách dùng:
Bài thuốc 2:
Nguyên liệu:
– Gừng tươi: 1 củ to hay nhỏ tùy vào mức độ ăn cay của từng người.
– Nước ấm: 500ml.
– Muối: Lượng vừa đủ.
Cách làm:
Giã nát gừng hòa vào nước ấm, cho thêm chút muối và khuấy đều.
Cách dùng:
Uống vào buổi trưa hoặc buổi chiều để có tác dụng vào lúc đi ngủ.
Lưu ý:
Ngày nào uống thì chế biến ngày ấy cho tươi mới là tốt nhất. Không cứ người mất ngủ mới uống được, người bình thường muốn ngủ ngon đều có thể uống.
Thời gian đầu khi mất ngủ trầm trọng, có thể uống khoảng 1 lít nước đường gừng hoặc muối gừng. Sau 1 thời gian khi bệnh đã chuyển, có thể giảm xuống uống 500ml rồi dần dần duy trì cách ngày uống 1 lần 500ml.
Ngoài ra, nếu có điều kiện, người bệnh nên áp dụng thêm một số biện pháp phụ trợ như ngồi thiền hoặc ngâm chân bằng nước gừng nóng hay muối nóng trước khi đi ngủ để có được giấc ngủ sâu và ngon.
Sử dụng gừng đúng cách1. Không nên gọt vỏ: Nhiều người gọt vỏ khi ăn gừng mà không biết rằng vỏ gừng cũng có rất nhiều công dụng chữa bệnh. Vì vậy khi ăn gừng nên rửa sạch sau đó sử dụng theo mục đích.2. Không nên ăn gừng trong thời gian dài: Những người mắc những bệnh dưới đây không nên ăn gừng liên tục: âm hư hỏa vượng, nhiệt trong, mắc các bệnh mụn nhọt, viêm phổi, phù thũng phổi, hạch phổi, viêm dạ dày, viêm gan, viêm thận, bệnh tiểu đường…3. Không dùng gừng cho người say nắng: Khi bị cảm lạnh uống nước gừng sẽ rất hiệu quả. Tuy nhiên, trái lại đối với những trường hợp cảm mạo thử nhiệt, cảm mạo phong nhiệt hoặc bị trúng nắng tuyệt đối không cho dùng gừng.4. Không nên ăn gừng tươi đã bị dập: Chắc chắn nhiều người không biết rằng củ gừng tươi sau khi bị dập sẽ sinh ra một loại độc tố mạnh có thể gây hoại tử các tế bào gan, lâu đàn sẽ biến thành ung thư gan, ung thư thực quản.
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…