Categories: Sức khoẻ

Chia sẻ đẫm nước mắt của người mẹ có con bị ung thư chữa trị bằng thuốc nam

Chị Vân Trang trú tại Tân Hưng, Thành phố Hải Dương nghẹn ngào không nói nên lời khi kể về đứa con bé nhỏ của chị đang trong tình trạng ngàn cân treo sợi tóc vì bị bệnh ung thư nhưng lại chữa trị bằng thuốc nam không rõ nguồn gốc.

>> Điểm tên các loại củ ngăn ngừa ung thư vừa rẻ vừa dễ mua

Chị Trang kể, cách đây hơn 2 tháng, con trai chị là cháu Phạm Đạt Bảo Long, sinh năm 2012, bị các cơn đau bụng và đau lưng. Chị cho con đi khám, bác sĩ chẩn đoán u nguyên bào thần kinh, một bệnh lý ung thư. Tuy nhiên, khi phát hiện bệnh đã di căn sang bộ phận khác.

Chị Trang cho con điều trị tại Bệnh viện Nhi trung ương, bác sĩ cũng tư vấn cho chị nghe về bệnh của con và điều trị theo phác đồ hoá chất để kéo dài sự sống cho bé vì bệnh đã ở giai đoạn quá muộn.

Người thân của bệnh nhi điều trị tại khoa Nhi Bệnh viện K. Ảnh minh hoạ

Nhìn những đứa trẻ đầu trọc lóc, lở loét vì hoá chất mang lại, chị Trang nhìn con mình quá yếu, ăn không ăn được, da bọc xương nên chị sợ con không chịu được tác dụng phụ của hoá chất.

Chị tâm sự, hơn 10 ngày ở bệnh viện, dù chưa điều trị hóa chất, nhưng bé không ăn được tý nào mà sức khoẻ ngày càng suy yếu, chị đành xin bác sĩ cho bé về nhà nghỉ ngơi với hi vọng không khí ở nhà, có bạn bè, các trẻ em bằng tuổi cháu sẽ vui vẻ và ăn được tốt hơn.

“Có thực mới vực được đạo” chị nghĩ như thế. Nào ngờ cho bé về quê tình trạng lại nặng hơn khi lúc nào bé cũng đau đớn và khối u di căn xa hơn. Chị Trang thương con không biết làm cách nào cả. Giữa lúc đó, người quen tới hỏi thăm mách chị đi lấy thuốc ở Hà Giang của ông lang chữa được bệnh ung thư.
Vì thương con, biết là con khó khỏi bệnh nhưng khi còn cơ hội, chị Trang cũng cố gắng nắm lấy. 5 triệu đồng tiền thuốc, chị không biết đó là những thành phần gì, chỉ biết là toàn rễ cây bao gồm thuốc đắp vào khối u, thuốc xoa bóp cho khỏi mỏi mệt và thuốc uống. Những loại rễ cây đó cả nhà chị chịu không biết có độc hại gì không, chỉ tin thầy và làm theo.

Tiếc là tình trạng càng ngày càng nặng, chị Trang sốt ruột đi lấy thêm thuốc những cũng chẳng ăn thua. Đến nay, cháu yếu không ăn được và đau đớn chỉ còn da bọc xương, khối u thì to. Nhìn con đang quằn quại với cơn đau hàng ngày, chị Trang xót xa và tự trách móc bản thân.

Chị chia sẻ: “Giá như em hiểu biết hơn, em sẽ không cho con uống thuốc nam, ít nhất con em còn ở bên em lâu hơn”.

Nuốt những giọt nước mắt mặn chát vào lòng, chị Trang đưa con đến Bệnh viện K trung ương cơ sở 3 với hi vọng có cơ hội chữa bệnh cho con.
Mong ước tránh vết xe đổ
Khi vào khoa Nhi, Bệnh viện K, Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Thị Việt Hương – Cán bộ Khoa Nhi nhìn cháu bé xót xa vô cùng và càng cảm thấy căm hận những ông lang vườn vô tình giết chết những đứa trẻ.

Chị Trang kể: “Bác sĩ vì quá thương con em nhưng không làm gì được vì em đã vô tình đẩy bệnh của con nặng hơn. Lúc ấy bác sĩ đã không nhận cháu vì bệnh quá nặng. Em tuyệt vọng bế con về”.

Điều bất ngờ, chị Trang kể, sau 1 đêm, sáng hôm sau bác sĩ Hương đã trực tiếp gọi cho chị Trang bảo chị đưa con lên bệnh viện K. “Bác sĩ bảo không thể chữa khỏi được bệnh cho con em nhưng có thể giúp cháu kéo dài thêm thời gian sống và giảm đau đơn, đó là điều em mong đợi. Em cũng muốn chia sẻ câu chuyện của em để các bà mẹ không may mắn có con bị ung thư không đi lên vết xe đổ của em” – chị Trang nói.

Nhìn bé Bảo Long không ai không khỏi xót xa bởi bệnh diễn tiến quá nhanh. Nếu như cháu bé được điều trị sớm hơn, không điều trị lang băm có thể bệnh sẽ tiến triển chậm hơn.

Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Thị Việt Hương cho biết, đối với ung thư nguyên bào thần kinh, việc điều trị còn nan giải vì nguyên nhâncó liên quan đến khuyếch đại gen MYCN.Tuy nhiên, với sự phát triển của y học nếu bệnh phát hiện sớm tiên lượng cũng rất tốt.

Đối với các bệnh ung thư ở trẻ em hiện nay, tỷ lệ điều trị thành công rất cao. Ở Mỹ, trong các cuốn sách y khoa dành cho bệnh ung thư có viết “Không được để một đứa trẻ bị ung thư phải chết” vì người ta đã coi ung thư là một bệnh thông thường cần được chữa trị như các bệnh khác chứ thông phải là vô phương cứu chữa.

Đặc biệt, các cháu nhỏ bị ung thư thường là các bệnh nhạy cảm với hóa chất.

Theo thống kê của Khoa Nhi, BV K trung ương, tỷ lệ chữa ung thư thành công hiện nay rất cao. Đối với ung thư nguyên bào võng mạc điều trị ở bệnh viện K đã sống thêm được không bệnh và bảo tồn được mắt, thị lực trên 5 năm đạt 68%. Các cháu đến khi còn sớm thường tỷ lệ thành công cao hơn.

Còn bệnh bạch cầu cấp dòng lympho (ung thư máu) ở trẻ em ở Việt Nam hiện nay đã đạt được trên 70%.

Đối với u lympho ác tính không Hodgkin, một dạng ung thư hệ thống tạo huyết, bệnh nhân có thể sống chung và sống thêm toàn bộ 68%, sống không bệnh đạt 64%.

Bệnh ung thư xương, theo tổng kết của Khoa Nhi Bệnh viện K, trẻ sống thêm không bệnh trên 5 năm đạt 85%.

Theo Infonet

Nguồn: TTOnline

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago