Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu rất quan trọng, là tiền đề cơ bản cho sự phát triển của thai nhi trong những giai đoạn sau. Một chế độ dinh dưỡng đúng, đủ còn giúp ngăn ngừa 50-70% nguy cơ dị tật thai nhi, đồng thời bảo vệ thai nhi khỏi những vi rút, vi khuẩn gây hại. Vậy, ăn sao mới đúng và đủ dinh dưỡng trong 3 tháng đầu? Bầu tham khảo thêm những thông tin sau đây nhé!
Không phải ăn bao nhiêu, mà ăn gì mới là câu hỏi mẹ bầu cần quan tâm trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ
1/ Chất đạm
Bổ sung đạm đầy đủ giúp bé hoàn thiện hơn các tế bào não, ngăn ngừa một số triệu chứng thần kinh bất thường ở thai nhi. Bên cạnh đó, đạm duy trì năng lượng cho cơ thể mẹ, đồng thời giúp tuyến vú và mô tử cung của mẹ phát triển tốt hơn trong suốt 9 tháng mang thai.
Nhu cầu protein tùy thuộc vào cân nặng cũng như nhu cầu năng lượng mỗi ngày của mẹ bầu. Trung bình, mỗi ngày bầu cần khoảng 55 – 192 gram.
2/ Chất sắt
Thiếu máu do thiếu sắt là vấn đề chung của phần lớn phụ nữ mang thai. Thiếu máu, mẹ bầu dễ bị chóng mặt, mệt mỏi, em bé trong bụng cũng bị ảnh hưởng. Vậy nên, trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu cần phải bổ sung đầy đủ dưỡng chất này. Theo khuyến cáo, mỗi ngày bầu nên bổ sung ít nhất 27 mg sắt.
Mách nhỏ cho mẹ: So với lượng sắt từ thực vật, nguồn sắt từ động vật dễ hấp thu hơn. Ngoài ra, nếu có ý định bổ sung viên thuốc sắt, bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Lưu ý: Không nên bổ sung sắt cùng lúc với canxi, bởi đây là 2 loại dưỡng chất “kỵ” nhau.
3/ Canxi
Bổ sung canxi đầy đủ trong thai kỳ được xem là nền móng vững chắc cho hệ xương răng của bé. Khi cơ thể mẹ thiếu canxi dễ dẫn đến bị vọp bẻ, đau nhức xương hay thậm chí là bị loãng xương sau sinh vì bé đã “hút cạn” canxi từ mẹ. Nhu cầu canxi của mẹ bầu trong giai đoạn này khoảng 1.000 – 1.200 mcg/ ngày.
4/ Vitamin D
Vitamin D và canxi dường như là bộ đôi không thể tách rời. Cơ thể cần vitamin D để có thể hấp thu canxi hiệu quả. Hơn nữa, một nghiên cứu cho thấy sự thiếu hụt vitamin D trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển ngôn ngữ cũng như hệ miễn dịch của trẻ khi lớn lên.
5/ Axit folic
Không chỉ trong giai đoạn đầu thai kỳ, các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên bổ sung axit folic ngay từ khi có ý định mang thai. Axit folic giúp giảm 50-70% nguy cơ dị tật ống thần kinh, dẫn đến các dị tật về não cũng như tủy sống.
6/ Vitamin C
Hệ thống miễn dịch của phụ nữ mang thai thường yếu hơn so với lúc bình thường, vì vậy mẹ bầu cần tăng cường bổ sung vitamin C trong thời gian bầu bì. Hơn nữa, vitamin C là một chất chống oxy hóa giúp tăng sức đề kháng đồng thời hỗ trợ sự phát triển của cơ và mạch máu cho thai nhi.
7/ Vitamin B6
Ổn định đường huyết, bảo vệ tim mạch, tăng cường miễn dịch và duy trì chức năng não ổn định là những lợi ích vitamin B6 mang lại cho cơ thể. Nghiên cứu cũng cho thấy tác dụng của vitamin B6 giúp cải thiện đáng kể chứng buồn nôn, ốm nghén.
1/ Ăn 5-6 bữa/ ngày
Để giảm bớt những khó chịu do hormone gây ra, điển hình là chứng ốm nghén, bầu nên thử ăn 5-6 bữa nhỏ/ ngày. Nhờ chia nhỏ bữa ăn, dạ dày lúc nào cũng trong trạng thái đầy đủ và không dẫn đến chuyện đình công.
Mách nhỏ cho mẹ: Không muốn mất thời gian cho từng bữa ăn nhỏ, bạn có thể chia nhỏ bữa chính ra những phần nhỏ hơn. Thay vì ăn cả phần lớn bao gồm: Gà kho, bông cải xanh xào tôm và sữa chua trái cây, bầu có thể ăn trưa với bông cải xào tôm và để dành gà kho cùng sữa chua cho bữa tối.
2/ Ăn những gì có thể
Cảm giác buồn nôn do cơn ốm nghén mang lại có thể làm bầu “dị ứng” với một số thực phẩm, thậm chí những thực phẩm dinh dưỡng được khuyến cáo nên sử dụng. Tuy nhiên, thay vì “cố đấm ăn xôi”, bầu nên chọn giải pháp thay thế.
Chẳng hạn, nếu cần nguồn axit folic phong phú từ rau bina nhưng thể thế nuốt nổi, bầu có thể thay bằng bông cải xanh. Phô mai và sữa chua đều là những thực phẩm giàu canxi. Không ăn được ức gà, đã có trứng thay thế, bởi chúng đều giàu protein như nhau, bầu nhé!
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…