Nội tiết

Chăm sóc bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường

Chăm sóc bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường

Biến chứng tiểu đường có thể là loét bàn chân, cắt cụt chi. Cứ 30 giây sẽ có một ca đoạn chi do bệnh đái tháo đường và phần lớn những trường hợp này có tổn thương ban đầu chỉ là loét chi, khoảng 15 – 25% bệnh nhân đái tháo đường sẽ xuất hiện loét chân, hơn 70% bệnh nhân loét chân sẽ bị tái phát trong 5 năm. Người bệnh đái tháo đường khi bị tổn thương loét bàn chân có nguy cơ cắt cụt chi cao gấp 10-15 lần so với người bình thường đặc biệt khi bị bội nhiễm, tổn thương loét.

Tuy nhiên, nếu thực hiện tốt dự phòng có thể giảm được tỷ lệ cắt đoạn chi lên đến 85%. Để dự phòng biến chứng ĐTĐ, bên cạnh việc duy trì lối sinh hoạt lành mạnh (ăn uống hợp lý, vận động thường xuyên), người bệnh cần chú ý chăm sóc bàn chân mỗi ngày:

1. Kiểm tra bàn chân hàng ngày

Hướng dẫn bệnh nhân tìm một thời điểm thích hợp nhất trong ngày (buổi tối là tốt nhất) để kiểm tra chân hàng ngày và làm điều đó như một thói quen.

Chọn nơi có đầy đủ ánh sáng để quan sát kỹ bàn chân và các kẽ ngón chân xem có vết xước, vết phồng rộp, vết thâm, cục chai chân hay vết đau … nào không?

Nếu bệnh nhân không cúi xuống để nhìn bàn chân của mình được thì hướng dẫn họ sử dụng một cái gương để quan sát lòng bàn chân hoặc nhờ người thân trong gia đình hoặc người thân chăm sóc

2. Rửa chân hàng ngày                  

Rửa kỹ bàn chân và kẽ ngón chân (Dùng bọt biển hoặc khăn mềm rửa thật nhẹ nhàng). Rử̉a bằng nước ấm và xà bông trung tính. Không ngâm chân quá 5 phút.

Sau khi rửa lau thật khô da và các kẽ ngón chân, có thể dùng bột tal để làn trơn da chân. Nếu da chân bị khô sử dụng kem làm ẩm da (lưu ý bệnh nhân không được bôi kem vào kẽ ngón chân).

3. Phòng tránh các vết bỏng:

Kiểm tra nhiệt độ nước trước khi tắm rửa bằng cách dùng nhiệt kế hoặc mu tay, khuỷu tay. Nhiệt độ nước không nóng quá cũng không lạnh quá. Khoảng 37ºC là tốt nhất.

Không sưởi ấm chân bằng các phương pháp như sưởi bằng lò than, sưởi bằng viên gạch nung nóng; không dùng nước nóng để xông hơi bàn chân hoặc ngâm chân; không đốt lá ngải hơ chân; tắt chăn điện…vì dễ gây bỏng .

Thoa kem chống nắng lên chỗ da để trần khi đi ra nắng.

4. Nếu chân có vết chai chân hoặc sẹo:

Bệnh nhân không được tự ý cắt vết chai sẹo mà phải đến gặp bác sỹ

5. Chăm sóc móng chân:

  • Không để móng chân mọc quá dài
  • Cách cắt móng chân:

+ Nếu thị lực kém nên nhờ người thân trong gia đình cắt móng chân                                 

+ Cắt móng chân ngay sau khi tắm, khi đó móng sẽ mềm và dễ cắt

+ Nên dùng dụng cụ chuyên dụng hơn là kéo

+ Không nên cắt quá ngắn

+ Cắt móng chân theo đường ngang. Tránh cắt móng sâu vào phía trong, không lấy khóe. Dùng giũa để giũa những góc sắc nhọn và những cạnh thô ráp.

+ Không được dùng những vật sắc nhọn đào sâu dưới móng chân hoặc da quanh móng

+ Phải giũa những móng chân dày

Khi thấy móng đau, hình dạng bất thường, đổi màu, dày lên, mọc vào trong hoặc chấn thương móng thì nên khám sớm với BS chuyên khoa Nội tiết

6. Mang giầy, tất phù hợp với bàn chân:

Tất: 

Hướng dẫn bệnh nhân nên chọn tất bằng len hoặc cotton, tất có độn bông , mũi tất không chật, đường may nổi không thô, ráp. Tất cao đến đầu gói không được khuyên dùng

Giầy:

Chọn giày rộng và sâu ở phần mũi, có đế cao su dày, gót không cao, đệm gót chắc chắn, buộc dây hoặc băng dán, lót trong nhẵn.

Nên mua giày vào buổi chiều. Khi thử giày bệnh nhân phải đo cả hai chân, đứng để thử giày. Không bao giờ đi giày mới cả ngày. Bệnh nhân không bao giờ được đi chân trần

7. Nếu chân bị nhiễm trùng

Sát trùng vết thương và đến bệnh viện khám ngay

8. Giữ cho mạch máu được lưu thông

– Hướng dẫn bệnh nhân nên đặt chân lên ghế theo tư thế nằm ngang khi ngồi xuống

– Không bắt chéo chân trong thời gian dài.

– Không đi những đôi tất chật hoặc thắt  nút quanh cổ chân.

– Cử động ngón chân trong 5phút từ 2-3 lần trong ngày. Tập vận động bàn chân hàng ngày để tăng lưu thông mạch máu ở bàn chân như: đi bộ, đạp xe,…

9. Có lối sống lành mạnh:

Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ dinh dưỡng, thuốc, tập luyện, không hút thuốc lá, tái khám định kỳ,…

10. Bệnh nhân nên đến gặp bác sỹ khi:

– Đỏ lên hoặc thay đổi màu sắc màu sắc khác (xanh, đen, tím hoặc tái) ở một phần bàn chân hay cả bàn chân

– Có vết loét mà không bắt đầu lành trong vòng 2 tuần.

– Có móng chân quặp rất dày hoặc có xu hướng tách đôi khi cắt. Nếu Bệnh nhân gặp khó khăn khi cắt móng chân.

– Có các cục chai chân, các vết xước hoặc các vấn đề khác mà không giải quyết được như:.

– Sưng, phù

– Đau hoặc đau nhói

– Tổn thương rách da

Bệnh nhân đái tháo đường nên chủ động khám chân mỗi ngày và ghi nhớ những dấu hiện nguy hiểm của bàn chân của người bênh đái tháo đường.

11. Lịch khám chân định kỳ

Nguy cơThời gian khám
Bàn chân BT01 năm/lần
Bàn chân có biến chứng thần kinhKhám 06 tháng/lần
Biến chứng thần kinh và biến dạng/ Bệnh động mạch ngoại biênKhám 03 tháng/lần
Đã từng loét hoặc cắt đoạn chiKhám từ 01 đến 03 tháng/lần

Yhocvn.net

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Biến chứng mạn tính của đái tháo đường

Bác sĩ

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

1 day ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

1 day ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago