Categories: Sức khoẻ

Cách phòng chống bệnh khò khè cho trẻ lúc giao mùa

Thời tiết đã chuyển mùa, nóng lạnh bất
thường khiến cho các con trẻ liên tục bị hắt hơi, sổ mũi, thở khò khè,
thậm chí nhiều bé sốt hay viêm phổi đã khiến rất nhiều các mẹ phải lo
lắng.

Vậy, làm thế nào để phòng chống về việc con hay ốm, ho, khò khè,
sốt… nhiều mẹ còn sốt sắng, hỏi xem “Yêu con” có cách nào chữa bệnh
cho con mà không cần dùng thuốc. Trước rất nhiều lí do, quan tâm của các
ông bố, bà mẹ mong muốn các thiên thần của mình khỏe mạnh.

Đáp ứng sự mong mỏi đó, chúng tôi đã nhờ một số các Bác sỹ, chuyên
gia trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em chia sẻ một số kinh
nghiệm không cần dùng thuốc giúp các mẹ bảo vệ tốt sức khỏe cho các
“thiên thần” của mình:

“Thuốc tự nhiên”

Phương pháp giúp trẻ phòng chống và điều trị các vấn đề liên quan đến
đường hô hấp dưới (như viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm phổi, hen
phế quản, thở khò khè, hen suyễn). Làm hết ngứa các vết muỗi đốt; Giảm
đau cho bé…: Trong những trường hợp này các mẹ hãy bôi tinh dầu tràm cho
bé.

Cách sử dụng tinh dầu tràm:

– Khi bé bị cảm cúm, viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm phổi, ho:
Vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, mẹ bôi tinh dầu Tràm vào gan bàn chân
của bé sẽ giúp bé phòng tránh cũng như điều trị cảm cúm, giảm ho và
giảm sốt cực kỳ hiệu quả. Ngoài ra, mẹ cũng có thể nhỏ vài giọt tinh dầu
Tràm vào chậu nước tắm; bôi lên yếm, cổ áo hoặc thoa lên lưng, ngực và
cổ của bé.

– Phòng chống gió máy, cảm mạo cho bé: Khi cho bé đi ra ngoài, để
phòng chống gió máy, cảm mạo cho bé mẹ có thể thoa ít tinh dầu Tràm lên
người bé (gan bàn chân, gan bàn tay, cổ và lưng); Hoặc quàng cho bé một
chiếc khăn có xức tinh dầu Tràm.

– Hỗ trợ phòng và điều trị bệnh hen phế quản: Khi bé có các
triệu chứng hen phế quản như xuất hiện cơn ho về đêm khi đang ngủ,
đờm trắng dính, nghe phổi có tiếng rít, khò khè… mẹ có thể bôi tinh
dầu Tràm vào gan bàn chân của bé hoặc sử dụng vài giọt tinh dầu Tràm
thấm vào bông (hoặc giấy ăn) cho bé hít ngửi từ 10-15 phút theo cách
ngắt quãng: Đưa tinh dầu vào gần mũi bé (cách mũi 2-3 cm) để hít ngửi
theo nhịp thở đều và nhẹ nhàng 2-3 lần, sau đó dừng lại.- Khi bé bị
muỗi đốt: Khi bé bị muỗi đốt thì mẹ có thể thoa tinh dầu Tràm lên vết
cắn, sau ít phút là vết cắn sẽ hết đỏ, hết ngứa và hết sưng.

– Dùng khi tắm cho bé để tránh gió, giảm sốt: Bất kể mùa đông hay mùa
hè khi tắm cho trẻ sơ sinh, mẹ có thể nhỏ từ 1-2 giọt tinh dầu Tràm vào
nước tắm của bé, chỉ cần ngâm cho bé ít phút rồi lau sơ cho bé là được.
Sau khi tắm xong, mẹ lau khô người bé rồi massage lên người bé một chút
tinh dầu Tràm, cách này vừa làm ấm người bé, giúp bé tránh gió và giảm
sốt hiệu quả vừa làm bé được thư giãn, thoải mái, hết mệt mỏi.

Lưu ý: Khi tắm nước này cho bé, mẹ cần chú ý chỉ ngâm người bé từ ngực trở xuống, tránh việc nước này vào mắt bé.

Theo Suc khoe Doi song

Nguồn: TTOnline

adminyhoc

Recent Posts

Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột gây rối loạn tự kỷ

Theo các số liệu thống kê từ Liên Hợp Quốc cho thấy hiện có 1%…

22 hours ago

Vi khuẩn đường ruột oxalobacter formigenes hỗ trợ điều trị sỏi thận

Cơ thể con người chứa đến hàng tỷ các vi sinh vật khác nhau bao…

2 days ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

3 days ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

3 days ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

4 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và trí thông minh

Hệ vi sinh đường ruột đảm nhiệm vai trò quan trọng trong cuộc sống của…

4 days ago