Categories: Sức khoẻ

Cách giải quyết của bà mẹ thông minh khi bé “ăn vạ”

Khi thấy trẻ hay mè nheo, hờn dỗi và quấy khóc thì các bậc phụ huynh thường giận dữ và la mắng. Tuy nhiên, bà mẹ thông minh sẽ có bí quyết xử trí riêng để vừa khiến trẻ thôi “ăn vạ”, vừa bồi đắp sự thấu hiểu đối với con mình.

Thể hiện sự kiên quyết đối với đòi hỏi của con

Nếu bé quấy khóc chỉ vì đòi hỏi một thứ đồ chơi hay điều gì đó, mẹ nên thể hiện sự kiên quyết của mình và không được lung lay trước đòi hỏi của trẻ bởi có một lần sẽ có lần hai.

Tuyệt đối không để con nhận ra bạn sắp bỏ cuộc và chịu thua trước đòi hỏi của con. Lúc này, bạn cần thể hiện sự giận dữ một cách có ý thức trước mặt chúng. Con bạn sẽ rất sốc và việc khóc lóc hay đòi hỏi sẽ chấm dứt. Chắc chắn lần sau bé sẽ không còn mè nheo mẹ vì một món đồ nào đó.

Ảnh minh họa

Lắng nghe con

Một đứa trẻ khi cố gắng thể hiện một điều gì đó với bố mẹ mà không được sẽ thất vọng ghê gớm hơn bạn tưởng . Nó sẽ gây nên sự cáu giận liên tiếp ở bé. Vì vậy, bạn nên lắng nghe cẩn thận những gì con bạn đang cố gắng nói, để trẻ biết chúng không hề đơn độc.

Có thể bạn giả vờ nói rằng hoàn toàn hiểu được lý do tại sao con khóc để trẻ dễ bộc bạch hơn. Tuy nhiên có trẻ sẽ không hợp tác ngay nếu chúng đang cơn khóc, hãy kiên nhẫn dỗ dành để bé dần nguôi cơn khóc và bắt đầu “kể lể” với bạn. Lúc này, hãy hỏi bé mong muốn gì để hiểu con hơn nhé!

Ngăn chặn cơn giận dữ

Trong khi giận giữ, trẻ sẽ trở nên khó chịu, cố chấp và có thể hành động kiểungớ ngẩn hoặc “bùng nổ”.Nếu nó xảy ra thường xuyên, mẹ nên để ý những hành động cũng như thói quen trước đó để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến cơn nóng giận của trẻ. Từ đó, cố gắng thực hiện những gì bạn có thể làm để ngăn chặn cơn giận dữ đó.

Chẳng hạn, nếu những cơn giận giữ luôn luôn xảy ra vào thời điểm trước bữa ăn, hãy để trẻ cùng bạn chuẩn bị bữa ăn, hoặc tìm cách tạo cho trẻ có một tâm lý thoải mái ở thời điểm đó trong ngày.

Và bạn đừng bao giờ nghĩ đó chỉ là những lý do nhỏ nhặt, trẻ con. Có thể là những thứ rất nhỏ đối với bạn, nhưng có thể lớn đối với trẻ. Vì vậy, đừng bao giờ áp đặt con bạn. Nó sẽ khiến trẻ có những biểu hiện tiêu cực như cơn giận dữ đấy!

Ôm ấp con

Thông thường, ăn vạ là dấu hiệu của một đứa trẻ không nhận được sự quan tâm và tình cảm mà chúng đang tìm kiếm. Thực chất “ăn vạ” chỉ là một phương cách mà đứa trẻ non nớt không biết làm gì hơn chỉ để thu hút sự chú ý của bố mẹ.

Và nếu bạn vô tình xem thường hay bỏ qua sẽ càng khiến cơn giận của trẻ càng trở nên trầm trọng. Lúc này, bạn chỉ cần tới bên trẻ, ôm trẻ vào lòng và dỗ dành trẻ. Hành động này sẽ khiến trẻ cảm thấy được yêu thương và cơn nóng giận cũng tan biến.

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago