Theo y học cổ truyền, cây hương thảo có mùi thơm đặc biệt, vị hơi đắng, cay, tính ấm, vào hai kinh: can, tì.
Theo y học cổ truyền, cây hương thảo có mùi thơm đặc biệt, vị hơi đắng, cay, tính ấm, vào hai kinh: can, tì. Có tác dụng hoạt huyết, phá ứ huyết, thông kinh lợi tiểu. Dùng chữa kinh nguyệt không đều; phụ nữ sau sinh kém ăn, mệt mỏi, mất ngủ; giảm sưng đau do mụn nhọt và có tác dụng xua đuổi muỗi và dĩn hiệu quả.
Cây hương thảo còn có tên gọi là trạch lan, lan thảo, người Thái gọi là co phất phử. Là loại cây cao 0,5 – 1m, phân nhiều nhánh, cành nhẵn, màu tím nhạt, lá mọc đối, mép lá có răng cưa. Hoa mọc đầu cành hoặc nách lá, màu hơi tím cuống hoa có nhiều lông ngắn. Quả màu đen nhạt. Cây mọc hoang hoặc trồng làm thuốc. Ngoài trồng làm thuốc, nhân dân thường lấy ngọn non làm rau gia vị, nấu canh ăn giải nhiệt mùa hè. Lá già nấu nước uống hàng ngày giúp ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt.
Hương thảo, bồ kết, lá bưởi giúp sạch gầu.
Bộ phận dùng làm thuốc là thân và lá, thường được thu hái vào mùa hè, cắt lấy đoạn ngọn cành có lá, rửa sạch phơi trong bóng râm, sấy khô hoặc tươi làm thuốc.
Một số bài thuốc thường dùng
Bài 1: Xua đuổi muỗi và dĩn:
Lá hương thảo tươi 20g, rửa sạch, giã nát cho vào túi vải xát trực tiếp vào tay, chân có hiệu quả tốt trong vòng 2-3 tiếng.
Bài 2: Giải cảm do nắng nóng:
Lá non hương thảo 100g, nấu canh ăn trong ngày. Nên ăn khi canh còn nóng. Dùng trong 3 ngày.
Bài 3: Giúp sạch gàu:
Hương thảo tươi 25g, bồ kết 5 quả nướng, lá bưởi 20g đun lấy nước gội đầu. Mỗi tuần nên gội 3 lần.
Bài 4: Kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh:
Hương thảo, củ gấu, ích mẫu, ngải cứu, nhọ nồi, mỗi vị 20g, tán nhỏ, rây thành bột mịn, thêm chút mật, hoàn viên thành viên bằng hạt lạc. Ngày uống 1 lần trước khi đi ngủ, mỗi lần 15-20 viên. Dùng trong 10-15 ngày trước chu kỳ kinh.
Bài 5: Hỗ trợ tiêu hóa, giải nhiệt:
Hương thảo 20g (nên hái trước khi cây có hoa, thái nhỏ rồi sấy khô) hãm với nước đun sôi uống thay trà hàng ngày. Hoặc hương thảo sấy khô 20g, cho vào ấm đổ 300ml nước còn 100ml, uống hàng ngày.
Bài 6: Chữa kém ăn, mệt mỏi, mất ngủ ở phụ nữ sau sinh:
Hương thảo, mạch môn 20g, ngải cứu 10g, nhân trần 6g, rẻ quạt 4g, vỏ quả bưởi đào khô 4g. Tất cả cho vào ấm, đổ 550ml nước, sắc nhỏ lửa còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày, lúc thuốc còn ấm. Dùng trong 10 ngày liền.
Bài 7: Giảm sưng đau do mụn nhọt (chưa mưng mủ):
Lá hương thảo tươi 50g, rửa sạch, giã nát đắp nơi có mụn nhọt. Ngày đắp 2 lần vào buổi sáng và tối, mỗi lần 10-15 phút.
Cây hương thảo chữa mệt mỏi, mất ngủ
Bác sĩ Nguyễn Minh – SKDS
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Trị mất ngủ: Các bài thuốc an thần dưỡng tâm
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…