Đông y

Giới thiệu một số bài thuốc chữa bệnh từ cây cau

Cau là loại quả không thể thiếu trong dịp lễ tết, đặc biệt trong lễ ăn hỏi, quả cau, lá trầu “là đầu câu chuyện” giúp các cặp đôi nên duyên vợ chồng. Song song với giá trị tinh thần, cau còn có tác dụng chữa bệnh, phục vụ đời sống con người.

Đặc tính của cây cau

Cau thuộc loại cây thân trụ, thẳng đứng, cao từ 10 – 12m, có nhiều vòng sẹo đều đặn. Trong y khoa sử dụng quả cau, hạt cau, vỏ cau, hoa cau thậm chí cả rễ cau để chữa các căn bệnh như ho, khó tiêu, chán ăn, dạ dày, hen suyễn, khó thở…

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây cau

Hạt cau chữa ợ chua, ăn không tiêu, bụng chướng

Chữa ợ chua

Phương pháp: Phối hợp dùng 120g hạt cau và 60g vỏ quýt để lâu sau đó sao vàng lên. Tiếp theo tán thành bột mịn, dùng để uống khi đói.

Lưu ý: Mỗi lần uống 1 thìa con cùng chút mật ong.

Chữa ăn không tiêu, bụng đầy, trướng đau, chán ăn

Phương pháp: Phối hợp gồm 10g hạt cau giã vụn rồi bỏ cùng 10g hạt củ cải, 1 miếng vỏ quýt, sắc lấy nước uống (bỏ bã).

Lưu ý: Cho thêm chút đường trắng và dùng để uống thay trà trong ngày.

Rễ cau giúp cường dương

Phương pháp: Dùng 40 – 60grễ trắng của cây cau ở dưới đất sau đó sao vàng và sắc uống. Lưu ý: Không dùng nhiều vì tán khí có hại.

Vỏ cau chữa đại tiểu tiện khó, phù thũng, khó thở

Đối với trường hơp trướng bụng, đại tiểu tiện khó: Phối hợp 30g vỏ cau, 30g hạt cau, 15g mộc hương, 60g mộc thông, 30g hạt mận, 60g vỏ cây dâu tằm, 60g hạt bìm bìm.

Phương pháp: Tất cả tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng lấy 12g bột cùng 3 lát gừng tươi, 2 củ hành tươi, sắc kỹ với nước, lọc bỏ bã, uống khi còn ấm.

Lưu ý: Uống liên tục đến khi đại tiểu tiện thông là dừng.

Trường hợp bị phù thũng, khó thở: Sử dụng vỏ quả cau 12g, vỏ quýt 12g, vỏ rễ dâu 12g, vỏ gừng 12g. Tất cả cho vào đun sắc lấy nước(tỷ lệ 2 bát nước sắc còn 8/10 bát) sau đó chia uống 2 lần.

Lưu ý: 5 ngày là một liệu trình, không dùng nhiều hơn.

Hoa cau trị ho, khớp, hen suyễn

Khi điều trị hen suyễn kết đờm: Lấy tua cau rũ ở đầu buồng cau sau đó đốt tồn tính rồi tán nhỏ.

Lưu ý: Mỗi lần lấy từ 4-8gam trộn với cháo trắng để ăn.

Đối với trường hợp bị ho, đau tức ngực, tê đau các khớp, chướng khí ở bụng: Lấy 0,5 lạng hoa cau hầm với thịt lợn để ăn. Ăn 3 lần/tuần.

Quả cau trị đau nhức răng, diệt giun đũa, sán dây

Điều trị nhức răng lợi bằng cách làm rượu cau rất hữu ích.

Phương pháp: Bổ trái cau làm tư sau đó tách lấy hạt cau rồi cho vào bình đã đựng sẵn rượu trắng.

Khi sử dụng: Đánh răng sạch sau đó ngậm một chút rượu cau trong 15 phút rồi nhổ đi. Ngậm rượu cau 2 lần/ngày.

Lưu ý:Kiêng súc miệng, không uống nước, ăn trong 30 phút sau khi ngậm rượu cau.

Đối với trường hợp có giun đũa, sán dây sử dụng cau 30g, hạt bí ngô 30g sắc uống có tác dụng diệt giun đũa, sán rất tốt.

Giới thiệu một số bài thuốc chữa bệnh từ cây cau

Bài liên quan: Những tác dụng tuyệt vời của hạt cau mà không phải ai cũng biết

Theo Baomoi.com

 

adminyhoc

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago