Đào Vũ Nhật Nguyên (sinh năm 1979) sinh sống, làm việc tại ÚC. Ít uống nước, lười vận động, không ăn rau và chất xơ là nguyên nhân khiến chị phải phẫu thuật cắt trĩ. Dưới đây là câu chuyện phòng mổ của Nhật Nguyên chia sẻ cùng Zing.vn:
“Trong một lần đi khám bệnh, bác sĩ cho biết, tôi bị trĩ hỗn hợp cần phải mổ. Với người chưa có gia đình như tôi, điều này thật khủng khiếp.
Trong ngày phẫu thuật, các bác sĩ cho tôi ngồi lên bàn mổ, duỗi chân thẳng, cúi gập người. Họ chích một mũi thuốc gây tê màng cứng phía sau lưng (phần cột sống gần xương cụt). Tôi toát mồ hôi vì sợ và đau. Thuốc đi tới đâu, phần cơ thể dưới của tôi mất cảm giác dần đến đó…
Bác sĩ che vải phần dưới và bắt đầu cuộc phẫu thuật. Tôi không có cảm giác gì, chỉ nghe tiếng kéo cắt “xoẹt xoẹt”, cùng mùi giống thịt cháy bốc lên. Ca mổ trong 30 phút, nó không quá khủng khiếp như tôi tưởng tượng. Mổ xong, tôi sẽ được chuyển tới phòng hậu phẫu và nằm ở đó khoảng 3 giờ.
Tôi được đưa về phòng bệnh, lúc này thuốc tê hết tác dụng và cơn đau khủng khiếp ập đến. Tôi còn phát hiện ra người ta nhét một miếng gạc vào “chỗ ấy” của mình và bao bọc nó bằng một miếng gạc khác “hoành tráng” hơn.
Tối đến, tôi van nài y tá truyền thuốc giảm đau, mặc cho lời răn đe “truyền nhiều sẽ hư gan”. Tôi tự nói với mình rằng: “Thà chết còn hơn”.
Nếu bạn là người huyết áp thấp, bạn sẽ xỉu ngay sau khi đặt chân xuống đất vì máu chưa lưu thông kịp. Vì vậy, tốt nhất bạn nằm im một chỗ cho tới khi cảm thấy bàng quang căng tức và có nhu cầu đi vệ sinh.
Tôi không thể tự đi được nên sẽ rất là khó khăn cho người chăm sóc. Phải nằm một chỗ khiến chân tay, chân tôi tê cứng, giống như có ai vác một tảng đá lớn đè lên. Người thân tôi giúp xoa bóp nhưng tất cả đều vô dụng, cho tới khi tôi phải tự tập cho máu lưu thông.
Tôi được khuyên là phải ăn nhiều để đi vệ sinh, càng sớm thì càng chóng lành. Các bác sĩ cho biết, sở dĩ tôi phải nếm trải cảm giác đau đớn này là do lười vận động, ít uống nước, không ăn rau và chất xơ, ngồi nhiều, nhịn đi vệ sinh dẫn đến bị trĩ phải cắt bỏ.
Tôi chưa lập gia đình nhưng đã được các bác sĩ khuyến cáo sau ca mổ, sau này mang thai và sinh con, bạn sẽ có 70% nguy cơ bị bệnh này cho dù bạn có muốn hay không. Bởi vậy, ngay từ bây giờ tôi cần phải thay đổi chế độ ăn uống phù hợp hơn để giảm thiểu hết mức có thể nguy cơ phải lên bàn mổ lần nữa.
Độc giả Nhật Nguyên
Nguồn: zing
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…