Categories: Sức khoẻ

Cảnh giác với triệu chứng đau cứng khớp ngón tay buổi sáng

Cứng khớp ngón tay có thể là dấu hiệu sớm của bệnh lý viêm khớp và thoái hóa khớp. Nếu không điều trị triệt để, bệnh có nguy cơ dẫn đến biến chứng khôn lường.

Tình trạng cứng khớp ngón tay thường xuất hiện ở người lớn tuổi. Vào buổi sáng hoặc buổi trưa sau ngủ dậy, người bệnh gặp khó khăn khi hoạt động, cầm nắm đồ vật. Triệu chứng này có thể kéo dài 1-2 tiếng hoặc vài ngày tùy vào mức độ tổn thương.

Theo bác sĩ Timothy Gallivan của , cứng khớp ngón tay thường gặp ở độ tuổi 30-50. Lúc này, khớp bắt đầu thoái hóa, làm suy giảm lượng máu nuôi dưỡng các vùng khớp nối. Bên cạnh yếu tố tuổi tác, áp lực tạo ra khi bàn tay hoạt động liên tục cũng đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp ngón tay.

Người bệnh cần theo dõi sát sao các biểu hiện bất thường khác của cơ thể. Tình trạng cứng khớp xuất hiện đột ngột kèm theo sốt nhẹ, đau nhức, mệt mỏi… có thể là biểu hiện ban đầu của viêm khớp dạng thấp. Nghiêm trọng hơn là nguy cơ suy giảm chức năng vận động.

Cứng khớp ngón tay buổi sáng là triệu chứng thường gặp ở người lớn tuổi.

Viêm khớp là căn bệnh mãn tính với diễn biến phức tạp, có thể làm biến dạng toàn bộ cấu trúc khớp xương trong cơ thể. Nếu không tích cực điều trị ở giai đoạn khởi phát, nguy cơ tàn phế là rất cao.

Bác sĩ Tim khuyên bệnh nhân đến đơn vị chuyên khoa để chẩn đoán, chọn hướng điều trị phù hợp. Việc tự ý uống hoặc tiêm thuốc giảm đau khi chưa rõ tình trạng bệnh có thể gây hệ lụy đến gan, thận, dạ dày… Quan trọng hơn, thuốc chỉ có thể ức chế cơn đau tạm thời chứ không thể khôi phục cấu trúc khớp đã bị bào mòn, hư tổn.

Để quá trình điều trị cứng khớp ngón tay đạt hiệu quả, người bệnh cần tiếp cận với những liệu trình trực tiếp tác động vào nguyên nhân gây bệnh. Hiện nay, tại Mỹ và các nước phát triển, nhiều chuyên gia xương khớp ưu tiên lựa chọn phương pháp trị liệu thần kinh cột sống, nhằm nắn chỉnh cấu trúc khớp sai lệch, chữa đau tận gốc mà không dùng thuốc hay phẫu thuật.

Tùy theo mức độ tổn thương, bác sĩ kết hợp sử dụng liệu trình vật lý trị liệu như chiếu tia laser cường độ cao thế hệ IV và sóng xung kích Shockwave, để tái tạo các cấu trúc gân, mô khớp, dây chằng đã hư tổn… Ngoài ra, bệnh nhân được chỉ định tập thêm một số bài vật lý trị liệu để sớm quay lại lối sinh hoạt bình thường. Nhiều bệnh nhân có chuyển biến tích cực chỉ sau thời gian ngắn chữa trị với phương pháp này tại phòng khám ACC.

Bệnh nhân cứng khớp ngón tay đang điều trị với tia laser thế hệ IV.

Để duy trì hiệu quả chữa trị cũng như ngăn ngừa cứng khớp ngón tay, người bệnh nên thay đổi lối sống sinh hoạt, hạn chế lao động nặng, cân bằng thời gian làm việc để bàn tay được nghỉ ngơi hợp lý. Trong , bệnh nhân nên cắt giảm lượng đường và chất béo, tăng lượng protein, ngưng hút thuốc lá, rượu bia…, bổ sung đủ lượng nước cũng như các loại thực phẩm giàu axit béo, có tác dụng giảm đau, chống viêm như Omega-3 và vitamin E.

Giang Thư Quân
Nguồn: Zing

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

5 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

7 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

2 weeks ago