Quang cảnh cuộc họp.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chỉ đạo: Phòng dịch bệnh do virus Zika chủ yếu vẫn là tiếp tục công tác triệt nguồn sinh của muỗi, tức nguồn lây của dịch bệnh này. Trong vấn đề này, Bộ trưởng nhấn mạnh, cần xác định rõ tính di truyền và nhạy cảm của muỗi Aedes để tìm diệt chúng. Với các bộ, ngành có liên quan, Bộ trưởng yêu cầu quyết tâm cao, không để dịch bệnh xâm nhập vào Việt Nam. Bộ trưởng yêu cầu tất cả hệ thống y tế trên cả nước cần cảnh giác cao độ, tránh giật mình khi dịch bệnh xảy ra.
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu- Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, bệnh do nhiễm virus Zika cấp tính từ muỗi truyền và có thể gây thành dịch. Virus này được phát hiện đầu tiên từ khỉ Rhesus vào năm 1947 tại Uganda và vào năm 1948 phát hiện trên muỗi Aedes. Muỗi truyền bệnh thuộc nhóm Aedes là loài muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue. Có một số bằng chứng gợi ý virus có thể lây truyền qua đường máu, từ mẹ sang con khi sinh và qua đường tình dục, tuy nhiên sự ghi nhận này là rất hiếm. Thời gian ủ bệnh từ 3 đến 12 ngày. Người bệnh có biểu hiện như sốt, phát ban trên da, viêm kết mạc, đau khớp, đau cơ, mệt mỏi và đau đầu. Khoảng 80% các trường hợp nhiễm virus Zika không biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Hiện nay chưa ghi nhận ca tử vong do bệnh do virus Zika. Chứng não nhỏ ở trẻ sơ sinh hơn bình thường là một trong những dấu hiệu cho thấy có liên quan đến dịch bệnh do virus Zika.
Tại cuộc giao ban, GS.TS Nguyễn Thanh Long – Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế nhấn mạnh: Tại Việt Nam, hiện nay chưa phát hiện trường hợp nào nhiễm virus Zika, tuy nhiên nguy cơ dịch có thể xâm nhập và lây lan rộng trong cộng đồng là hoàn toàn có thể. Theo thống kê từ các cửa khẩu quốc tế, hàng tuần Việt Nam có khoảng 200.000 lượt hành khách nhập cảnh và trên 170.000 hành khách xuất cảnh. Do vậy, công tác kiểm soát dịch bệnh tại các cửa khẩu quốc tế là đặc biệt quan trọng, nhất là trong dịp Tết có nhiều người trở về từ những nơi có dịch.
Cục Y tế dự phòng cũng cảnh báo, trong mùa Đông – Xuân này còn có nhiều nguy cơ dịch bệnh khác rình rập như: Cúm gia cầm lây truyền sang người, cúm mùa, MERS-CoV, sốt xuất huyết Dengue và các bệnh lây truyền qua đường thực phẩm. TS Nguyễn Thanh Phong cho hay, một trong những điểm mới trong công tác kiểm tra, thanh tra năm nay phải ưu tiên xác định nhanh chóng, chính xác các kết quả kiểm nghiệm mẫu đề nhanh chóng kết luận vụ việc. Để đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết, PGS.TS Nguyễn Văn Kính- Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới Trung ương khuyến cáo: nhất định không nên ăn tiết canh động vật cũng như cảnh giác với các loại rau cần khi nấu tái vì ở đó tiềm ẩn rất nhiều loại sán gây bệnh.
Trần Ngọc Kha
Nguồn: Đại đoàn kết
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…