Các bác sĩ Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM cho biết trung bình mỗi tháng phòng khám Tiết niệu tiếp nhận từ 50-60 ca sa sinh dục chỉ định phẫu thuật.
Theo bác sĩ Nguyễn Hoàng Đức, Trưởng khoa Tiết niệu, đây là tình trạng bàng quang, tử cung, trực tràng bị sa ra khỏi âm hộ. Mới đây, khoa vừa điều trị cho nữ bệnh nhân nhập viện trong tình trạng bí tiểu, sốt cao, ớn lạnh.
Bác sĩ Đức đang khám cho bệnh nhân. Ảnh: N.P.
Theo bác sĩ Đức, khối sa kéo ra khỏi tử cung, bàng quang ra xa khỏi âm hộ làm cho bệnh nhân không dám đi lại. Thỉnh thoảng túi sa bị trầy xước, lở loét, chảy dịch làm cho người bệnh rất khổ sở.
Thời gian gần đây do khối sa diễn tiến ngày càng nặng nên người bệnh không đi tiểu được. Nước tiểu tồn đọng lâu ngày trong bàng quang gây nhiễm khuẩn niệu rất nặng khi nhập viện.
Với những bệnh nhân này, bác sĩ sẽ điều trị nhiễm trùng đường tiểu, phẫu thuật nội soi ổ bụng để khâu treo khối sa sinh dục. Sau khi mổ, khối sa sinh dục đã được kéo về vị trí cũ, không còn xuất hiện ở âm hộ gây khó chịu cho người bệnh. Một ngày sau mổ, người bệnh đã đi lại được.
Để phòng ngừa sớm bệnh sa sinh dục, chị em áp dụng chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế táo bón, béo phì, tránh tập các động tác làm tăng áp lực trong ổ bụng. Khi mới mắc bệnh, chị em cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp điều trị thích hợp.
Khánh Trung
Nguồn: Zing
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…