Categories: Tim mạch

Cách xử lý ban đầu khi bị tăng huyết áp

Tăng huyết áp được mệnh danh là căn bệnh “giết người thầm lặng”. Để bảo vệ bản thân và gia đình, bác sĩ bệnh viện Bạch Mai sẽ cung cấp những thông tin giúp bạn cách xử lý khi tăng huyết áp.

Xã hội phát triển, đời sống được nâng cao, nhưng thời gian gần đây tỷ lệ mắc bệnh: tiểu đường, tim mạch …. trong dân ngày càng ra tăng và đặc biệt là bệnh cao huyết áp.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới hiện có hơn 1,5 tỷ người mắc phải căn bệnh tăng huyết áp. Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê điều tra tăng huyết áp tại miền Bắc, sau 10 năm (1982-1992), tỉ lệ tăng huyết áp đã tăng hơn 10 lần (từ 1% lên tới 11,79% dân số) và 10 năm sau đó (2002), tỉ lệ này đã tăng lên thành 16,3%.

Mới đây, trong dự án phòng chống tăng huyết áp quốc gia năm 2009 – 2010, kết quả khảo sát của Bộ Y tế cho thấy đa số người mắc bệnh tăng huyết áp là từ 25 tuổi trở lên.

Tăng huyết áp được mệnh danh là căn bệnh “giết người thầm lặng”. Để bảo vệ bản thân và gia đình, benh.vn sẽ cung cấp những thông tin giúp bạn cách xử lý khi tăng huyết áp.

Quy định của Tổ chức y tế thế giới (WHO/ISH – 1993) về mức huyết áp :

– Huyết áp bình thường: <140/90 mmHg

– Tăng huyết áp nhẹ: HA tối đa 140 – 159 và/hoặc huyết áp tối thiểu 90-99 mmHg

– Tăng huyết áp vừa và nặng: HA tối đa >/= 160 và/hoặc huyết áp tối thiểu >/= 100 mmHg.

1. Các biểu hiện khi tăng huyết áp:

Nhức đầu: Đau nhức phía sau gáy hay trước trán, thường vào buổi sáng, đôi khi kéo dài cả ngày.

Chóng mặt: Cảm giác đi đứng không vững và hơi nặng đầu.

Mệt: Cảm giác nặng ở ngực, hơi khó thở.

Ù tai, mất ngủ, mắt mờ.

Miệng lệch, phát âm khó.

Yếu liệt tay chân vài giây đến vài phút.

Chảy máu cam tái phát nhiều lần.

2.Thực hiện sơ cứu

– Khi người bệnh bị tăng huyết áp, hãy để người bệnh được nghỉ ngơi, thư giãn hoàn toàn. Người bệnh không nên nói nhiều vì khi nói không chỉ thanh quản hoạt động mà các cơ quan khác cũng chịu ảnh hưởng làm huyết áp càng tăng cao. Dùng máy đo huyết áp để xác định mức độ tăng và có biện pháp xử lý phù hợp.

– Để hạ huyết áp mức độ vừa có thể cho người bệnh uống 1 cốc nước ép cần tây hoặc cà rốt. Loại nước uống này sẽ giúp giãn mạch, điều chỉnh rối loạn lipid trong máu và ổn định huyết áp. Hoặc có thể dùng nhân sen từ 2-3g, hãm với nước sôi cho người bệnh uống sẽ giúp hạ huyết áp hiệu quả.

– Trong rượu vang đỏ có chứa lượng chất oxy hóa cao. Vì vậy, cho người tăng huyết áp mức độ vừa uống từ 1 đến 2 ly rượu vang đỏ sẽ giúp các động mạch giãn nở, làm giảm áp suất máu.

3. Sử dụng thuốc hạ huyết áp

– Hiện nay có rất nhiều loại thuốc hạ huyết áp, vì vậy người bệnh cần căn cứ vào các triệu chứng đi kèm và tiểu sử bệnh để sử dụng đúng thuốc. Dùng các loại thuốc hạ áp như: hydroclorothiazid, indapamid, prazosin, viên ngậm dưới lưỡi… theo đơn của bác sỹ. Người bệnh có thể uống kết hợp thêm thuốc an thần.

– Người bệnh cần lưu ý, khi chỉ số huyết áp đã trở lại bình thường cần dùng các thuốc hạ áp có tác dụng chậm như Perindopril, Amlordipine,… với liều thấp để ổn định huyết áp lâu dài.

– Theo nghiên cứu của Hội tim mạch Mỹ, Chocolate đen chứa lượng Flavonoid cao có thể giúp mạch máu hoạt động tốt, giảm lượng cholesterol trong máu. Vì vậy, đây là phương thuốc đơn giản mà hiệu quả giúp người bệnh hạ huyết áp khi cần thiết.

4. Đắp thuốc vào huyệt dũng tuyền

– Nếu trong nhà có bệnh nhân cao huyết áp, hãy dự phòng ngô thù du (bạn có thể mua dễ dàng ở hiệu thuốc bắc). Dùng ngô thù du giã nhỏ, trộn đều với dấm thanh thành dạng hồ đặc. Tiếp đó, bạn bôi một lớp mỏnghỗn hợp vào lá sen hoặc lá chuối tươi đã cắt thành miếng nhỏ.

– Đắp lá thuốc này vào huyệt dũng tuyền (nằm ở giữa chỗ lõm ở 1/3 trên gam bàn chân), dùng băng vải để cố định miếng cao thuốc tại chân. Phương thuốc này sẽ giúp hạ huyết áp hiệu quả.

5. Áp dụng phương pháp châm cứu

– Theo nghiên cứu gần đây, châm cứu vào các điểm huyệt tập trung ở mặt trong của hai cẳng tay (nằm phía trên cổ tay một chút). Đồng thời cho các xung điện thấp chạy qua kim. Sau 30 phút điều trị, có thể giúp huyết áp giảm tới 25mmHg.

6. Sử dụng phương pháp bấm huyệt

– Huyệt thái dương (nằm ở cuối mi mắt): Dùng phần mềm của ngón tay day vào huyệt thái dương. Day đi day lại với mức độ mạnh tăng dần. Thực hiện lặp đi lặp lại từ 20-30 lần.

– Huyệt ủy trung (ở giữa nếp lằn khoeo chân): Bạn hãy dùng tay phải day bấm huyệt ở chân trái và ngược lại. Thực hiện liên tục mỗi bên 10 lần. Tiếp đó, dùng tay xoa đi xoa lại vùng da xung quanh nóng lên ở cả hai bên chân.

– Huyệt dũng tuyền (nằm chính giữa chỗ lõm của gam bàn chân): Dùng ngón tay cái vừa day vừa bấm vào huyệt dũng tuyền. Lặp đi lặp lại động tác khoảng 20 lần.

7. Đưa người bệnh vào viện:

Khi có dấu hiệu nặng như: Yếu nửa người, chân tay tê cứng không cử động được, hỏi không nhớ gì….thì chuyển ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.

Khi di chuyển người bệnh nên để nằm yên trên mặt phẳng, nghiêng mặt sang một bên, nới bớt quần áo cho thoáng.

8. Những vấn đề cần lưu ý

Tăng huyết áp dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, người bệnh cần tự bảo vệ mình bằng cách phòng tránh những nguyên nhân làm tăng huyết áp như: xúc động mạnh, căng thẳng thần kinh….

Chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập thể dục hàng ngày, luôn vui vẻ, yêu đời là phương thuốc hiệu quả duy trì huyết áp ổn định.

Bs Bạch Mai

adminyhoc

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago