Categories: Sức khoẻ

Cách phòng tránh và chữa trị những bệnh thường gặp mùa hè

Bệnh ngoài da, viên họng, viêm cơ… là những bệnh thường gặp trong những ngày hè nắng nóng. Vậy cách phòng tránh và chữa trị những bệnh thường gặp ra sao?

1. Bệnh ngoài da

Các bệnh da liễu phổ biến nhất trong mùa hè là rôm sảy, viêm lỗ chân lông, mề đay, mụn nhọt, nhiễm trùng da… Để phòng tránh, cách tốt nhất là giữ vệ sinh thân thể, bảo vệ làn da không bị trầy xước, nếu có vết thương cần che kín nhằm hạn chế tiếp xúc với nguồn lây nhiễm.

2. Viêm họng và thanh quản

Thời tiết nắng nóng, nên việc tắm nước lạnh hay các đồ uống lạnh được ưa chuộng hơn. Vì vậy, viêm họng và viêm thanh quản cũng là bệnh nhiều người gặp phải trong mùa hè.

Để phòng tránh bạn có thể uống nước ấm hoặc mát, giữ ấm cổ khi về đêm, điều chỉnh quạt và nhiệt độ điều phù hợp khi ngủ, tránh để quạt hoặc điều hòa xả trực tiếp vào khu vực đầu cổ, không tắm khi người đang còn mồ hôi.

Mùa hè khiến bệnh da liễu gia tăng. Ảnh minh họa.

3. Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa đứng đầu nhóm các bệnh nội khoa, xảy ra phổ biến vào mùa hè và có thể gây đau tức, đầy bụng, chướng hơi, tiêu chảy… Nguyên nhân gây bệnh là do nhiệt độ tăng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn hây hại sinh sôi nhanh chóng, khiến thực phẩm dễ biến chất, thậm chí ôi thiu.

Giữ vệ sinh an toàn thực phẩm cần được ưu tiên hàng đầu bằng cách đun chín uống sôi, bảo quản thực phẩm đúng cách, không sử dụng thức ăn chế biến lại nhiều lần… Ngoài ra, bạn cũng cần nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa bằng cách bổ sung các thực phẩm có lợi cho đường ruột như sữa chua, sữa uống lên men…

4. Bệnh tim mạch

Nắng nóng gay gắt không có lợi cho tim. Tim phải làm việc nhiều và nhanh hơn khiến mạch đập mạnh và huyết áp tăng. Máu bị đặc lại do mất nước và có thể gây ra tình trạng thiếu ôxy, bất tỉnh, nhồi máu hay đột quỵ

Những người có bệnh tim cần sử dụng thuốc đều đặn theo đơn của bác sỹ, luôn mang theo người thuốc hạ huyết. Hạn chế vận động khi trời nóng, mang mũ khi đi nắng, giảm các thức ăn nhiều mỡ và nên uống nhiều nước. Cẩn thận khi tắm nước lạnh, đặc biệt với những người bị chứng co thắt mạch.

Viêm cơ hay đơn giản là các chứng đau nhức cơ thể do sự chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm hoặc thay đổi môi trường bình thường và phòng điều hòa. Triệu chứng của bệnh này là cơ nhức mỏi, khó cử động biểu hiện rõ nhất mỗi khi thức dậy, dù không lao động nặng nhọc hay luyện tập quá sức.

5. Viêm cơ

Rất đơn giản để phòng tránh bệnh này, bạn chỉ cần ăn uống điều độ, duy trì tập luyện đều đặn, uống đủ nước mỗi ngày. Ngoài ra, không nên để nhiệt độ điều hòa chênh lệch nhiệt độ ngoài trời lớn, nhất là khi về đêm.

Theo Thanh Huyền/Báo Phụ Nữ TP HCM
Nguồn: Zing

adminyhoc

Recent Posts

SIBO liên quan đến tăng cân như thế nào?

SIBO có gây tăng cân không? SIBO (sự phát triển quá mức vi khuẩn tại…

6 hours ago

Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột gây rối loạn tự kỷ

Theo các số liệu thống kê từ Liên Hợp Quốc cho thấy hiện có 1%…

2 days ago

Vi khuẩn đường ruột oxalobacter formigenes hỗ trợ điều trị sỏi thận

Cơ thể con người chứa đến hàng tỷ các vi sinh vật khác nhau bao…

3 days ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

3 days ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

4 days ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

4 days ago