Để phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn vú, mọi phụ nữ cần thực hiện các điểm sau đây:
– Cần luôn giữ gìn vú sạch sẽ không để vi khuẩn có thể xâm nhập. Để thực hiện điều này nên lau rửa vú hàng ngày. Khi có thai và khi nuôi con bú càng cần thực hiện đều đặn. Nên dùng khăn xô, mềm và nước sạch; về mùa đông lau rửa bằng nước ấm. Cần lau rửa nhẹ nhàng, không nhất thiết phải dùng xà phòng nhưng nếu dùng thì phải chọn loại ít chất ăn mòn da (chất “sút”) như loại xà phòng thơm dùng để tắm
– Áo lót ngực phải thay hàng ngày. Chọn loại áo vừa cỡ, thích hơp.
– Cần giữ cho núm vú không bị sây sát vì đó là cửa ngõ dẫn vi khuẩn vào vú, nhất là ở đầu núm vú. Nếu đầu vú có vẩy thì lau rửa hàng này sẽ bong ra, không dùng ngón tay cạy, bóc vẩy. Các áo lót chật, có độn cứng cũng có thể làm vú và núm vú bị sây sát. Khi ân ái nên nhắc bạn tình tránh các động tác kích thích quá mạnh, thô bạo có thể làm tổn thương đến vú.
– Trường hợp vú có khuyết tật như núm vú ngắn hay tụt vào trong, nên tập luyện, xoa nắn thường xuyên ngay khi còn là con gái.
– Nếu đã bị nứt đầu vú, cần theo đúng chỉ dẫn của thầy thuốc về điều trị, không để tiến triển nặng thêm thành viêm vú hoặc áp xe vú. – Trường hợp sau đẻ, khi vú căng to vì “xuống sữa” là lúc dễ bị nhiễm khuẩn nhất, vì vậy lúc này cần giữ gìn vệ sinh cẩn thận hơn. Việc cho con bú sớm (trong vòng nữa giờ sau khi đẻ), cho bú nhiều lần, cả ngày lẫn đêm sẽ giúp cho sữa “xuống” sớm hơn, giảm đau nhức và thường không còn nguy cơ bị tắc tia sữa giúp tránh được nhiễm khuẩn vú.
Yhocvn.net
Mẩn ngứa là hiện tượng tự nhiên gây ra những phiền toái ảnh hưởng đến…
Trong hệ thống tiêu hoá, gan nằm gần hạ sườn bên phải vì vậy loại…
Đột nhiên thấy phân nhạt màu và lặp lại thường xuyên thì đây có thể…
Theo thống kê của Bộ Y Tế có đến khoảng 10-20% dân số cả nước…
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…