PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho hay, sốt siêu vi hay còn gọi là sốt virus thường xảy ra vào thời điểm giao mùa nhất là trong thời tiết nóng ẩm hay nóng lạnh.
Nguyên nhân là do thời tiết nắng mưa thất thường tạo điều kiện cho các loại virus gây bệnh phát triển mạnh. Đặc biệt với trẻ em, sức để kháng còn yếu nên rất dễ mắc bệnh hơn người lớn.
– Sốt cao: Thân nhiệt nóng, sốt cao với cảm giác khi nóng, khi lạnh, sốt cùng hiện tượng co giật, nhiệt độ có thể cao trên 38,5 độ C hoặc cao hơn từ 40-41 độ C.
– Đau đầu: Cảm giác mệt mỏi, thường có dấu hiệu đau đầu, nhức đầu dữ dội, các hiện tượng choáng váng đầu óc, ngoài ra còn kèm theo các cảm giác đau nhức toàn thân, cơ thể cảm thấy mệt mỏi, nặng nề.
– Các biểu hiện liên quan tới đường hô hấp: Viêm họng, họng đỏ, có thể sưng tấy, ho, chảy nước mũi, hắt hơi liên tục.
– Nôn: Có thể xảy ra sau những bữa ăn, ngoài ra còn có thể biểu hiện của nôn khan.
– Khát nước: Cảm giác thèm nước dù uống nước liện tục, miệng đắng, kèm theo cảm giác chán ăn.
– Viêm hạch: Do bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp, có thể xuất hiện các hạch vùng đầu, cổ, có thể nhìn hoặc sờ thấy được.
– Phát ban: Xuất hiện 2 hoặc 3 ngày sau khi sốt, trên da nổi những nốt ban nhỏ li ti.
– Rối loạn đường tiêu hóa: Có thể đi ngoài phân lỏng, nhầy.
Theo PGS Dũng, thông thường, bệnh nhân sốt virus có thể khỏi sau 5-7 ngày điều trị. Tuy nhiên, nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:
– Viêm phổi: Đây là biến chứng nặng thường gặp, có thể bùng phát thành dịch với diễn biến phức tạp và nguy hiểm.
– Viêm tiểu phế quản: Hay gặp ở trẻ dưới 1 tuổi, đây cũng là biến chứng rất nặng có thể xảy ra với trẻ nhỏ.
– Viêm thanh quản: Khi thanh quản bị sưng phù có thể khiến trẻ bị khó thở, thở rít.
– Viêm cơ tim, gây loạn nhịp tim, ngừng tim: Sau khi hết sốt mà trẻ vẫn mệt, lịm đi, không chơi nghịch, không ăn được thì bố mẹ cần cẩn thận. Đáng ngại nhất là bệnh có thể gây ra những biến chứng ở não, trẻ bị co giật, hôn mê và có thể mang di chứng nặng nề.
PGS Dũng cho biết thêm, nếu không xảy ra những biến chứng nguy hiểm trên thì phần lớn bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày. Người bệnh chỉ cần được hạ sốt khi sốt cao, uống thuốc ho, uống nhiều nước và nhất là cần nghỉ ngơi. Tuyệt đối không ra ngoài đi chơi, đi học,… sau khi uống thuốc để tránh những biến chứng xảy ra.
Cũng theo bác sĩ Dũng, bệnh nhân bị sốt virus không nhất thiết phải tới bệnh viện mà có thể chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, cần lưu ý giữ nhà cửa và phòng thoáng mát (tuyệt đối không đóng kín cửa), không mặc quá nhiều quần áo hoặc đắp nhiều chăn. Khi trẻ sốt từ 38,5 độ C trở nên thì cho trẻ uống hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
Trong trường hợp nghi ngờ bệnh nhân, đặc biệt trẻ nhỏ có thể bị mắc bệnh khác, nghi ngờ biến chứng xảy ra cần đưa đi khám kịp thời. Đặc biệt, nếu theo dõi thấy trẻ bị sốt quá 3 ngày không đỡ cần đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế để khám và điều trị.
Hà Quyên
Nguồn: Zing
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…