Categories: Sức khoẻ

Cách chăm sóc răng ở người cao tuổi

Bố tôi 70 tuổi, gần đây ông rất hay gặp các khó chịu về răng, lợi. Bệnh làm bố tôi ăn không ngon ngủ không yên. Xin quý báo tư vấn cách chăm sóc răng, lợi.

Bố tôi 70 tuổi, gần đây ông rất hay gặp các khó chịu về răng, lợi. Bệnh làm bố tôi ăn không ngon ngủ không yên. Xin quý báo tư vấn cách chăm sóc răng, lợi.

Ngô Tuấn (Hải Phòng)

Tổn thương răng miệng thường gặp ở người cao tuổi là: răng bị lung lay, có thể đau khi nhai. Nguyên nhân của tình trạng này là do vệ sinh răng miệng không tốt dẫn tới bệnh nha chu. Hao mòn răng có nhiều nguyên nhân, có thể là do quá trình tuổi tác, hay do những nguyên nhân khác như chải răng không đúng cách, chải răng với lực quá mạnh, ăn thức ăn quá cứng… Sâu răng: thường do mắc chứng khô miệng hoặc là do vấn đề vệ sinh răng miệng chưa tốt, thức ăn bám vào gây sâu răng. Mất răng: làm giảm sức nhai trầm trọng, ăn uống khó khăn. Tụt nướu, trồi răng: do chải răng sai kỹ thuật dẫn đến mòn lợi. Ngoài ra, tụt nướu có thể do viêm lợi, viêm quanh răng.

Để phòng chống các bệnh về răng miệng cho người cao tuổi, trước tiên cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bổ sung các loại rau và trái cây tươi bởi chúng là nguồn cung cấp vitamin cho cơ thể nói chung, cho răng và lợi nói riêng. Thời điểm ăn trái cây tươi tốt nhất là trước bữa ăn chính 1 tiếng đồng hồ; Nên ăn đủ các chất: đạm (thịt, trứng, tôm, cua, sữa, đậu phụ), béo (dầu thực vật; hạn chế tối đa ăn mỡ và phủ tạng động vật), vitamin (trái cây), muối khoáng; lưu ý không ăn những thức ăn quá cứng, quá nóng hoặc quá lạnh. Nên ăn ít và chia làm nhiều bữa. Sau mỗi lần ăn phải súc miệng và chải răng ngay. Không nên dùng tăm quá nhiều vì dễ gây mòn cổ răng và xỉa tăm nên cẩn thận vì đâm vào lợi dễ gây viêm lợi, sưng đau.

Người cao tuổi dù bị mất răng bởi bất kỳ lý do gì cũng nên đến nha sĩ để khám và phục hình răng sau đó 1 tháng. Nếu để lâu ngày, răng sẽ bị xô lệch, làm mất khoảng trống của răng đã mất, đồng thời gây xáo trộn khớp cắn, khó chải sạch răng.

Khi có răng giả, nên giữ vệ sinh thật kỹ, chải răng hằng ngày như răng thật. Nếu dùng răng giả kiểu tháo lắp, nên tháo ra lúc nghỉ ngơi hoặc đi ngủ để niêm mạc ở hàm giả được thoáng, máu lưu thông dễ dàng.

BS. Văn Bình

Nguồn: SKĐS

adminyhoc

Recent Posts

Hiểu biết đầy đủ về bệnh túi thừa

Bệnh túi thừa xảy ra ở khoảng 5% và tăng mạnh ở dân số phương…

3 days ago

Các bước cải thiện sức khỏe đường ruột

Sức khỏe đường ruột khỏe mạnh, bao gồm môi trường đường ruột cân bằng và…

4 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột bệnh vảy nến, bệnh chàm

Bệnh vảy nến là căn bệnh da liễu khá phổ biến với các biểu hiện…

4 days ago

Sự thay đổi hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi như thế nào?

Sự thay đổi các vi sinh vật trong hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng…

5 days ago

Vi khuẩn đường ruột thay đổi gây lão hóa khi lớn tuổi như thế nào

Các loại vi khuẩn trong ruột của người già rất khác nhau và có liên…

5 days ago

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Y học đã chứng minh khi hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng có…

5 days ago