Truyền nhiễm

Các phương pháp xét nghiệm covid-19 tìm virus SARS-CoV-2

Các phương pháp xét nghiệm covid-19 tìm virus SARS-CoV-2

Hiện nay, xét nghiệm sinh học phân tử realtime RT-PCR và test nhanh kháng nguyên virus SARS-CoV-2 là 2 phương pháp đã được Bộ Y tế cho phép thực hiện để chẩn đoán COVID-19. Tuy nhiên, mỗi phương pháp lại có những ưu nhược điểm khác nhau và tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh, diễn biến lâm sàng mà sử dụng một hay cả hai loại xét nghiệm trên.

1. Test nhanh kháng nguyên virus SARS-CoV-2

Test nhanh kháng nguyên là xét nghiệm chẩn đoán nhanh RDT (Rapid diagnostic test) giúp phát hiện sự hiện diện protein đặc hiệu của virus (hay còn gọi là kháng nguyên) COVID-19 có trong mẫu dịch đường hô hấp của người bệnh (dịch tỵ hầu, dịch tiết đường hô hấp). Các kháng nguyên sẽ được phát hiện khi virus SARS-CoV-2 đang nhân lên với số lượng nhất định.

Kỹ thuật sắc ký miễn dịch (xét nghiệm sàng lọc hay test nhanh): định tính kháng thể, tương tự như que thử thai. Kỹ thuật này đơn giản, chi phí ít, cho kết quả nhanh. Chỉ cần 15-20 phút đã có kết quả có hay không có kháng thể. Tuy nhiên, phương pháp này có độ nhạy thấp và dùng để hỗ trợ sàng lọc, giám sát, phát hiện, chẩn đoán mắc COVID-19 ở các vùng có nguy cơ cao. Từ đó, giúp sàng lọc, khoanh vùng các trường hợp bệnh nhân nghi nhiễm để áp dụng biện pháp xư trí phù hợp. 

Test nhanh làm sớm quá thì cơ thể chưa có đủ kháng thể, sẽ cho kết quả test nhanh âm tính (âm tính giả). Test nhanh làm đúng lúc, cũng chưa đủ khẳng định được là hiện tại có sự hiện diện virus SARS-CoV-2 trong cơ thể hay không, mà cần phải làm thêm xét nghiệm RT-PCR để tìm virus SARS-CoV-2. Test nhanh làm muộn thì có thể cho kết quả dương tính (dương tính giả), nhất là sau 2 tuần phơi nhiễm virus SARS-CoV-2.

Các phương pháp xét nghiệm covid-19 tìm virus SARS-CoV-2

2. Xét nghiệm sinh học phân tử khẳng định virus SARS-CoV-2

Xét nghiệm sinh học phân tử realtime RT-PCR là phương pháp xét nghiệm xác định sự hiện diện của virus thông qua phát hiện vật liệu di truyền của virus SARS-CoV-2. Đây là kỹ thuật hiện đại hiện đang được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới với độ chính xác rất cao.

Để thực hiện xét nghiệm realtime RT-PCR, bệnh nhân sẽ được lấy dịch đường hô hấp bằng que lấy mẫu chuyên biệt, tại các vị trí:

= Dịch đường hô hấp trên: Dịch họng, dịch tỵ hầu, dịch súc họng.

= Dịch đường hô hấp dưới: Đờm, dịch phế nang, dịch nội khí quản, dịch màng phổi, tổ chức phổi, phế quản, phế nang.

Thời giian trả kết quả lâu hơn phương pháp test nhanh nhưng độ nhạy và độ đặc hiệu cao nên có thể được chỉ định cho người nghi ngờ nhiễm và dùng theo dõi quá trình điều trị các bệnh nhân đã nhiễm COVID-19. Xét nghiệm khẳng định có kết quả từ sau 4-6 giờ. Tuy nhiên, thời gian trả kết xét nghiệm Covid-19 bao lâu còn tùy thuộc vào từng đơn vị thực hiện cùng nhiều yếu tố như kỹ thuật lấy mẫu, cách bảo quản, thời gian vận chuyển, số lượng mẫu được xét nghiệm.

Trên thực tế có nhiều trường hợp xét nghiệm COVID-19 cho kết quả 2 -3 lần đầu là âm tính, lần tiếp theo lại dương tính. Lý giải về điều này, có 2 lý do: Thứ nhất, những ngày đầu mới nhiễm bệnh, số lượng virus nhân lên chưa đủ lớn và xuất hiện nhiều trong dịch đường hô hấp. Mặc dù cơ thể đã nhiễm bệnh nhưng vẫn cho kết quả xét nghiệm âm tính. Thứ hai, do kỹ thuật lấy mẫu, điều kiện lấy mẫu chưa chuẩn, quá trình vận chuyển, bảo quản mẫu xét nghiệm không đúng cách nên kết quả xét nghiệm không chính xác.

Yhocvn,net

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Danh sách các cơ sở y tế xét nghiệm PCR covid-19 theo các tỉnh

+ Danh sách số điện thoại, đường dây nóng tiếp nhận thông tin dịch bệnh Covid-19

+ Địa chỉ xét nghiệm PCR, test nhanh covid-19 tại Hà Nội, mức giá

+ Cách SARS-CoV-2 lây nhiễm các tế bào não theo nghiên cứu mới

Bác sĩ

Recent Posts

SIBO có gây ra GERD hay không? SIBO và bệnh trào ngược ạ dày thực quản có liên quan như thế nào

Người nào có triệu chứng ợ nóng biết rằng họ sẽ làm bất cứ điều…

11 hours ago

Bệnh Crohn, Viêm loét đại trực tràng và SIBO: Mối liên hệ là gì?

Nếu nghi ngờ mình mắc bệnh Crohn, viêm loét đại trực tràng hoặc vấn đề…

1 day ago

Bệnh ung thư tiến triển từ vi khuẩn đường ruột ở người béo phì

Theo các số liệu thống kê từ tổ chức y tế thế giới (WHO) cho…

3 days ago

Tập thể dục tác động đến hệ vi sinh đường ruột như nào?

Lời khuyên của chúng tôi là bạn không cần một thói quen tập thể dục…

3 days ago

Tương tác hai chiều giữa hệ vi sinh đường ruột và sự gần gũi của các cặp đôi

Các nhà khoa học đã phát hiện quần thể vi khuẩn sống trong ruột non…

4 days ago

Tổ hợp các căn bệnh về đường ruột

Bệnh đường ruột có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào gồm nhiều…

5 days ago