Categories: Sức khoẻ

Cá mực – lợi ích và bài thuốc quý chữa bệnh ít người biết

Cá mực gồm thịt và mai mực đều là những vị thuốc quý giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường chức năng gan, đặc biệt tốt cho người thiếu máu, phụ nữ sau sinh.

Theo Đông y cá mực có tính bình, vị đậm chứa nhiều protein và các vitamin như B1, B2, PP, canxi, phốt pho…

Mực nang và mai mực nang là vị thuốc quý chữa nhiều loại bệnh. Ảnh Internet

Trên Báo Sức khỏe & Đời sống,  BS. Nguyễn Văn Trường chia sẻ một số bài thuốc quý từ thịt cá mực đặc biệt tốt cho phụ nữ. Cụ thể:

– Chữa tắc kinh: Nấu chín thịt 1 con cá mực + 15g nhân hạt đào. Ăn hết trong 1 lần.

– Bổ máu cho phụ nữ sau sinh: 250g thịt cá mực rửa sạch thái nhỏ xào cùng 1-2 thìa nước gừng, nêm gia vị vừa đủ. Ăn hàng ngày.

– Thanh nhiệt, giải độc, giảm mỡ, hạ huyết áp: Trộn 100 g thịt cá mực thái miếng luộc chín để ráo cho vào bát cùng với gừng 5 g, hành 10 g, giấm 10 g, dầu vừng đen 10 g, muối ăn 5 g. 

Trên một bài báo khác trên Sức khỏe & Đời sống, BS. Phó Thuần Hương cũng chia sẻ một số bài thuốc từ thịt cá mực chữa bổ thận tráng dương như sau:

–  3 con cá mực tươi làm sạch (bỏ mai, bỏ ruột…). Hạt sen 30g (ngâm mỡ bỏ tâm) giã nát, hoài sơn 300g, nấu chín, giã nhuyễn, tôm nõn 100g, chân giò hun khói 200g thái nhỏ. Tất cả (trừ mực) trộn đều với muối gia vị (vừa ăn) rồi nhồi vào khoang mực buộc lại. Xào 200g hành thái lát cho thơm, nêm gia vị chờ dùng.

Mực đã nhồi được rán, một lúc cho rượu xì dầu và lượng nước vừa phải. Cuối cùng cho hành đã xào và gia vị đảo đều là được, chia ra mấy lần ăn trong ngày.

Theo báo Nông nghiệp Việt Nam, những bài thuốc từ mai mực dưới đây là những bài thuốc thường được dùng:

Mai mực cạo sạch vỏ cứng ở ngoài, ngâm nước cho đến khi hết mặn, sau đó phơi hoặc sấy khô, khi dùng tán bột.

– Chữa đại tiện ra máu: Mai mực nướng vàng, tán bột, mỗi lần uống 4-8g với nước sắc cây mộc tặc.

– Chữa viêm tai có mủ: Lấy bột mai mực rắc hoặc dùng tăm bông sạch thấm thuốc ngoáy vào tai.

– Chữa thổ huyết: Lấy mai mực tán thật nhỏ, ngày uống 4-5 lần, mỗi lần 1-2g với nước cơm hoặc nước sắc bạch cập (10-20g bạch cập sắc với 300ml nước).

– Chữa cam tẩu mã, loét mũi, viêm tai chảy nước: Mai mực, hoàng liên, thanh đại, hồng đơn, tế tân, ngũ bội tử, nhân trung bạch, mỗi thứ 12g, phèn phi 8g; mai hoa 4g. Từng thứ sao riêng trừ hồng đơn, mai hoa, thanh đại, rồi tán nhỏ mịn, trộn đều. Khi dùng, rắc bột lên vết thương, vết loét.

– Chữa ho ra máu, băng huyết, trẻ em chậm lớn: Ngày uống 4-8g bột mai  mực.

– Chữa đau loét dạ dày, tá tràng, ợ chua, đại tiện táo: Mai mực 20g, cam thảo 12g, thổ bôi mẫu 6g, tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g trước bữa ăn khoảng nửa giờ.

Dã Quỳ (tổng hợp)

Bác sĩ

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

2 weeks ago