Categories: Sức khoẻ

Bỏng bô xe máy: Điều gì sẽ xảy ra nếu rắc muối lên vết thương?

Bỏng bô xe máy thường gặp trong đời sống, việc dùng muối rắc lên vết bỏng có thể giúp vết thương không bị nổi nốt phỏng nhưng không thể cải thiện được tổn thương. Các bác sĩ khuyên không nên làm theo.

Bỏng bô xe máy dễ để lại sẹo do chủ quan

Bỏng bô xe máy là một tai nạn thương gặp trong sinh hoạt và đời sống. Đối tượng dễ bị bỏng bô xe máy là phụ nữ và trẻ em và hay gặp nhất vào mùa hè.

Khi bị bỏng bô xe máy, mọi người thường chủ quan vì cho rằng là loại bỏng nhẹ. Nhưng bỏng bô xe máy thường bị bỏng sâu do nhiệt độ của ống bô thường rất cao. Nếu không biết cách chăm sóc đúng cách, mức độ nặng có thể bị hoại tử, nhẹ có thể để lại sẹo gây mất thẩm mỹ cho chị em.

Bỏng bô xe dễ để lại sẹo xấu do chủ quan, ảnh minh họa.

Hiện nay, trên mạng xã hội một số chị em truyền tai nhau “bí kíp” chữa bỏng bô rất hiệu quả. Một số người cho rằng, vết bỏng không bị nổi nốt phỏng thì dùng muối rắc lên. Cách làm này được một số chị em thực hiện và thấy khá hiệu quả. Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến cho rằng dùng muối rắc lên vết bỏng không thể cải thiện được tình trạng của vết thương. Nhiều người lo ngại muốn có thể gây ra đau đớn hơn.

Trao đổi với bác sĩ Nguyễn Thống, Trưởng Khoa Bỏng (Bệnh viện Xanh Pôn), đúng là trong dân gian có truyền nhau kinh nghiệm dùng muối rắc vào vết bỏng để không bị nổi nước phỏng. Nhưng đó là kinh nghiệm dân gian, khoa học hiện đại và bác sĩ không khuyên như vậy. Rắc muối vào có thể làm cho nốt phỏng xẹp đi nhưng nó không cải thiện mức độ tổn thương do tác nhân gây bỏng gây ra.

Bác sĩ Thống cho biết, việc nốt phỏng bị xẹp đi sẽ không quan trọng trong sơ cứu vết thương. Điều quan trọng là tổn thương có được giới hạn tốt hơn hay không. Nốt phỏng nổi lên khi bị bỏng do nhiệt là điều bình thường và không gây ra nguy hiểm như mọi người thường nghĩ.

Sơ cứu bỏng bô đúng cách

Theo bác sĩ Nguyễn Thống, bỏng bô xe máy là loại bỏng do nhiệt gây ra. Vì vậy, sau khi chạm phải bô nóng cần phải ngâm ngay vết thương vào nước lạnh hoặc xả nước liên tục vào vết thương trong khoảng 15 phút. Cách làm này sẽ làm giảm đi nhiệt lượng trên bờ mặt da và hạn chế được diện tích bỏng. Cách sơ cứu đơn giản này còn giúp giảm được đau đớn và giảm tổn thương sâu cho da.

“Khi bị bỏng, phải ngâm nước ngay là cách tốt nhất, kiến thức này được dạy trong sách khi còn học Tiểu học nhưng ít người biết. Một sai lầm cơ bản rất nhiều người bị bỏng mắc phải là cuống cuồng dùng kem đánh răng, vôi, mỡ trăn bôi, đắp lá thuốc…”, bác sĩ Thống nói.

Khi bị bỏng bô, nếu vết thương sâu ăn vào thịt, sau khi xả nước cần dùng gạc vô trùng băng tạm, sau đó nhanh chóng tới cơ sở y tế. Trong trường hợp mức độ bỏng nhẹ, có thể chăm sóc tại nhà bằng cách bôi thuốc trị bỏng lên vết thương, dùng gạc vô trùng băng lại để giữ ẩm cho da.

Hàng ngày, người bị bỏng cần phải chú ý thay băng gạc để đảm bảo vết thương không bị nhiễm trùng. Khi thay băng có thể dùng nước muối sinh lý để vệ sinh vết thương. Với bỏng bô độ 1, thông thường sẽ khỏi sau một tuần chăm sóc đúng cách.

Ngọc Minh

Nguồn: Emdep

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

3 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

3 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

5 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

6 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

7 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

2 weeks ago