Categories: Sức khoẻ

Biết 4 điều này, bạn sẽ ngừng ăn mì tôm "ngay và luôn" dù thèm đến mấy

Đây là những lí do khiến nhiều người dù thèm đến mấy cũng phải hạn chế hoặc nói lời “từ biệt” với những gói mì tôm ngon lành.

Không biết từ bao giờ, mì tôm hay mì ăn liền đã trở thành một món ăn quen thuộc với rất nhiều người. Nhanh, tiện và cũng ngon miệng không kém nhiều món ăn được chế biến khác, mì ăn liền ngày càng phổ biến trong đời sống hiện đại. Tuy nhiên, kết thân với mì tôm lâu dài sẽ không phải là lựa chọn sáng suốt cho sức khỏe của bạn. Những lí do sau đây sẽ khiến bạn sớm nói “lời từ biệt” với món ăn này.

1. Quá nhiều muối
Theo Cục Quản lý Thực Phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, cơ thể con người không nên hấp thụ quá 2.300 mg muối mỗi ngày. Trong khi đó, mỗi gói mì ăn liền thường có đến hơn nửa lượng muối đó, đồng nghĩa với việc bạn sẽ nạp vào cơ thể một nửa lượng muối cho phép trong mỗi ngày chỉ sau một bữa ăn. Ăn quá nhiều muối có thể gia tăng nguy cơ đau tim, huyết áp cao, đột quỵ, loãng xương hay ung thư dạ dày.
Mỗi gói mì ăn liền có đến hơn nửa lượng muối cho phép mỗi ngày.
2. Gia tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí dinh dưỡng The Journal of Nutrition đã tìm hiểu chế độ ăn của 10.711 người lớn ở độ tuổi từ 19-24. Các nhà nghiên cứu đã cho thấy phụ nữ ăn nhiều mì tôm hơn 2 lần/tuần có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn những đối tượng khác.
Phụ nữ ăn nhiều mì tôm hơn 2 lần/tuần có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn.
Hội chứng chuyển hóa bao gồm nhiều triệu chứng không tốt cho sức khỏe như huyết áp cao, đường huyết cao, dư thừa mỡ bụng và lượng cholesterol cao bất thường.
3. Các vấn đề tiêu hóa
Trong nghiên cứu nói trên, các nhà nghiên cứu đã thực hiện một thử nghiệm nhỏ khi cho một nửa số người tham gia ăn mì tôm, nửa còn lại ăn mì tự nấu. Mỗi người tham gia đều nuốt một chiếc camera nhỏ ghi lại hoạt động bên trong dạ dày. Kết quả cho thấy 2 tiếng sau khi ăn mì, các sợi mì ăn liền đều không phân rã và vẫn còn hình khối dễ nhận thấy trong đường tiêu hóa. Điều này có thể khiến đường tiêu hóa hoạt động vất vả hơn để hấp thụ các sợi mì.
Ăn mì tôm nhiều có thể gây ảnh hưởng không tốt đến đường tiêu hóa.
4. Nhiều thành phần hóa học

Propylene glycol, TBHQ, MSG, syrup ngô và nhiều loại dầu chiên khác, đó chỉ là một số ít những thành phần hóa học thường có trong mì ăn liền. Nhiều chuyên gia cho hay syrup ngô gần giống như đường trong cơ thể. Các loại dầu dùng trong mì ăn liền cũng thường khó kiểm soát về hàm lượng chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe. Trong khi đó, MSG có thể gây ra chứng buồn nôn, đau đầu, đổ mồ hôi, nhịp tim nhanh. TBHQ lại là chất bảo quản có thể gây ra chứng buồn nôn, mê sảng hay chứng ù tai.

Theo Em Đẹp

Nguồn: TTOnline

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

3 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

3 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

5 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

6 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

7 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

2 weeks ago