Categories: Sức khoẻ

Bí quyết tập yoga đúng cách để chị em không bị mệt

Tập yoga không chỉ giúp bạn khỏe, linh hoạt và dẻo dai hơn, mà còn phát triển các cơ, giảm các bệnh về xương khớp.

Ngoài các tác động tốt về thể chất như phát triển cơ xương, hệ hô hấp, lợi ích cao nhất mà yoga mang lại chính là sự cân bằng về tinh thần, giải tỏa căng thẳng, tăng sự nhạy bén trong tư duy và khả năng ghi nhớ. Đó là lý do ở Việt Nam ngày càng có nhiều người tìm đến yoga.

Yoga rất hữu ích nhưng phải phù hợp với thể trạng và tập đúng cách (ảnh minh họa)

Các động tác yoga thoạt nhìn thì dễ, song khi bắt đầu tập luyện thì lại không hề đơn giản. Mỗi năm có tới hàng chục ngàn người phải vào viện điều trị các chấn thương do tập yoga không đúng, người thì cơ thể ngày càng mệt mỏi, uể oải. Hầu hết các chấn thương, tác dụng phụ không mong muốn này đều là do tập luyện không đúng, tập quá sức, người tập không nhận thức được giới hạn cho phép của cơ thể mình.

Chị Thu Thủy (27 tuổi, Cầu Giấy, HN) kể, có một khoảng thời gian chị thường xuyên bị mất ngủ, đầu óc căng thẳng. Nghe lời bạn bè, chị đăng ký tham gia một lớp yoga để cải thiện tình hình. Những buổi tập đầu chị đau nhức cơ thể, người thêm phần mệt mỏi. Chị được huấn luyện viên khuyên rằng chỉ cần qua giai đoạn đầu thì cơ thể sẽ quen dần với việc luyện tập. Thế nhưng chị càng tập thì càng đau hơn và cơ thể uể oải, không còn sức sống. Đi khám bác sĩ, chị mới biết rằng mình đã hoạt động vượt quá mức cơ thể có thể chịu đựng.

Có thể thấy, bộ môn yoga tuy rất hữu ích nhưng không phải ai cũng hợp và tập đúng cách. Tập luyện yoga bao gồm 5 bước: thiền, khởi động, tập các asana, xoa bóp và thư giãn. Việc luyện tập đòi hỏi sự chậm rãi, tập trung, cẩn thận và chính xác trong từng động tác.

Những bí quyết sau đây sẽ giúp chị em tập yoga không bị mệt:

Đến lớp tập đúng giờ

Các động tác tập luyện được sắp xếp theo trình tự chứ không phải ngẫu nhiên. Do vậy, bạn cần đến lớp đúng giờ để thực hiện lần lượt các động tác theo trình tự mà huấn luyện viên hướng dẫn. Đến lớp muộn, bỏ qua hoặc tập không đến nơi đến chốn các động tác cần thiết sẽ không tốt cho cơ thể.

Tập vào sáng sớm hoặc tối muộn

Thời gian tập yoga tốt nhất là vào buổi sáng (trước khi ăn sáng) hoặc tối muộn. Vào sáng sớm, tâm trí rất tỉnh táo nhưng cơ thể cứng, do vậy nên tập thở trước sau đó mới tập các động tác. Vào buổi tối, cơ thể dẻo dai hơn sau một ngày vận động còn tâm trí bắt đầu mệt mỏi thì nên tập các động tác trước rồi mới tập thở.

Khởi động kỹ càng

Bạn nên khởi động khoảng 45 phút cho khớp cổ, vai, lưng… nhằm làm cho các cơ giãn ra, thần kinh và năng lượng bắt đầu chuyển động giúp cơ thể thích nghi với cường độ tập luyện.

Không ăn uống trước khi tập

Cố gắng tránh ăn trong khoảng 2 giờ trước buổi tập. Nếu quá đói, bạn chỉ nên ăn bữa nhẹ, vì nếu ăn no, bạn sẽ cảm thấy rất mệt mỏi và nặng nề trong suốt buổi tập.

Những người bị huyết áp thấp có thể uống sữa hoặc nước hoa quả trước khi tập khoảng 30 phút để không bị chóng mặt vì quá đói. Sau khi tập yoga, sau 10 – 15 phút, người tập mới nên ăn thức ăn lỏng, sau 30 phút mới ăn thức ăn đặc.

Mặc quần áo thoải mái

Tốt nhất bạn nên mặc quần áo rộng và thật thoải mái để khi tập luyện thực hiện các chuyển động được dễ dàng.

Tập trung cao độ

Trong yoga, ngoài việc tập các asana, yếu tố quan trọng nhất là tập thở và tập trí. Do đó, khi tập luyện bạn phải tập trung toàn bộ sự chú ý của mình vào luyện thở thật chính xác: hít vào bằng mũi và thở ra bằng mũi hoặc miệng; hít vào phải căng bụng lên và thở ra phải hóp bụng lại; hít sâu, thở dài. Nếu bạn thở không đúng cách, việc tập luyện không những không hiệu quả mà còn có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh. Đồng thời với luyện thở, bạn cần dùng tâm trí để dẫn khí đi theo các kinh mạch.

Niềm say mê

Khi say mê, bạn sẽ rất thích thú với việc tập luyện, các bài tập yoga không khiến bạn cảm thấy nặng nề mà sẽ mang lại cho bạn nhiều cảm hứng.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Để luyện tập yoga thành công, cần kết hợp với một chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Bạn không nên ăn quá nhiều dầu mỡ mà thay vào đó là tập trung bổ sung những dưỡng chất thiết yếu, ăn nhiều rau xanh và trái cây.

Phương Linh

(Theo Công Luận)

Nguồn: emdep.vn

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

1 day ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

1 day ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago