Chuyên khoa

Bí quyết phòng chống cúm mùa bảo vệ sức khoẻ

Theo số liệu của tổ chức y tế thế giới (WHO), bệnh cúm mùa lưu hành 12 tháng trong năm tại tất cả các quốc gian nhưng thường tập trung vào một thời điểm nhất định tùy thuộc theo khu vực địa lý. Tại Việt Nam cứ đến tháng 3 – 4 & 9 – 10 hàng năm virus cúm mùa lại phát triển mạnh do ảnh hưởng của nền khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết thay đổi thất thường kết hợp với tình trạng ô nhiễm môi trường, khí thải nhà kính..

Virus cúm mùa lây lan trong không khí khi ở điều kiện độ ẩm và nhiệt độ thấp. Vì vậy, dịch cúm mùa có xu hướng lan rộng vào mùa đông và mùa xuân, đỉnh điểm của mùa cúm tại Việt Nam là tháng 3 –  4  & 9 – 10 hàng năm và sẽ tạm lắng vào mùa hè. Ánh nắng chói chang, nền nhiệt cao sẽ hạn chế sự bùng phát của dịch bệnh.

Các triệu chứng đặc thù, dễ nhận biết của cúm mùa: mệt mỏi, sốt đột ngột, đau đầu, đau cơ, đau khớp, đau họng, chảy nước mũi, ho khan, ho có thể nặng và kéo dài từ hai tuần trở lên. Trong y khoa, tác nhân gây cúm mùa chủ yếu do các chủng vi rút cúm A (H3N2), cúm A (H1N1), cúm B và cúm C. Bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc…

Ở người trưởng thành sức khoẻ tốt, cúm mùa diễn biến nhẹ và hồi phục từ 2 – 7 ngày. Tuy nhiên đối với trẻ em, người cao tuổi, người có bệnh mạn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu, suy giảm miễn dịch… bệnh có thể diễn biến nặng hơn, dễ gây biến chứng và có thể dẫn đến tử vong.

Hàng năm trên thế giới có khoảng 5 – 10% người trưởng thành và 20 – 30% trẻ em bị nhiễm bệnh, trong đó có 3 đến 5 triệu trường hợp có diễn biến nặng và khoảng 250 đến 500 nghìn người tử vong. Tại Việt Nam, trong thập niên gần nhất ghi nhận từ 1 triệu đến 1,8 triệu trường hợp mắc hội chứng cúm chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1) và cúm B gây nên. Tỷ lệ mắc bệnh có xu hướng gia tăng vào mùa đông và mùa xuân.

Tại Việt Nam, bệnh cúm mùa thường gây nên bởi virus A, B, C, thường gặp nhất là chủng cúm A và B. Cúm có thể lây lan thành đại dịch, lịch sử thế giới đã ghi nhận các đại dịch cúm cướp đi mạng sống của hàng triệu người ở mọi lứa tuổi.

Để bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, trước khi vào giai đoạn cao điểm tại miền Bắc. Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần duy trì đeo khẩu trang khi đến nơi đông người, che miệng khi hắt hơi, rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối…đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất và duy trì luyện tập thể thao hàng ngày để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. 

Song song với những việc làm trên ngời dân cần giữ ấm cơ thể khi thời tiết giao mùa, tiêm vắc xin cúm mùa hàng năm. Đối với những trường hợp nghi ngờ mắc cúm cần hạn chế tiếp xúc & đi khám ngay khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu…để được thăm khám, xử trí kịp thời.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Ăn gì để tăng đề kháng trước cúm A, cúm B, Covid-19 đang tăng trở lại

Biến chứng cúm B nguy hiểm như nào, triệu chứng cúm B

Những sai lầm điều trị cúm tại nhà khiến bệnh nặng hơn

Chuyên gia hướng dẫn phương pháp phòng tránh cúm A/H1N1

Bệnh cúm

Yhocvn.net

bien tap

Recent Posts

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

16 hours ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

1 day ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

1 day ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và trí thông minh

Hệ vi sinh đường ruột đảm nhiệm vai trò quan trọng trong cuộc sống của…

1 day ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh lý của cơ thể

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

2 days ago

Vai trò, cơ chế ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột với các bệnh thoái hóa thần kinh

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

2 days ago