Càng ngày càng nhiều người tự làm thuốc chữa bệnh, tự bồi bổ sức khỏe tại nhà. Nhưng không phải ai cũng làm tốt điều đó. Uống thuốc không đúng cách có thể nguy hiểm tính mạng.
Việc tự chế thuốc để chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe tại nhà là thói quen và kinh nghiệm phổ biến ở nhiều quốc gia từ xưa đến nay.
Có nhiều bài thuốc đơn giản từ thực vật có thể chữa khỏi hoặc hỗ trợ điều trị rất nhiều loại bệnh. Cách làm cũng không khó khăn phức tạp.
Tuy nhiên, có những vị thuốc không phải ai cũng có thể tự chế tại nhà, tự sử dụng như một vị thuốc chữa bách bệnh “uống vào không bổ ngang thì bổ dọc”.
Đặc biệt, khi chưa có kiến thức và kinh nghiệm, chưa dùng thử và chưa được tư vấn thì bạn phải cực kỳ cẩn thận.
Mới đây, một phụ nữ tên Trương (Trung Quốc) đã phải nhập viện khẩn cấp sau khi cho bác sĩ biết rằng bà đã tự làm thuốc tam thất để uống liên tục 20 ngày tại nhà.
Tam thất là một dược phẩm Đông y cực kỳ quý hiếm, với tác dụng bồi bổ sức khỏe và chữa bệnh rất tốt. Tuy nhiên cách chế biến và sử dụng tam thất như một vị thuốc không phải ai cũng tùy tiện sử dụng.
Bà Trương có thể là nạn nhân đại diện cho việc tự chế thuốc chữa bệnh mà chưa cân nhắc hết hậu quả.
Qua tìm hiểu, bác sĩ cho biết, bà Trương được người họ hàng ở quê gửi biếu một ít tam thất “sạch”. Biết là quà quê rất quý nên bà đã làm thuốc để bồi bổ sức khỏe.
Bà nghĩ rằng đồ ở quê trồng cũng chẳng khác gì thuốc bán ở bên ngoài nên tự làm để dùng cho tiện, ai ngờ bị trúng độc như vậy.
Là một giáo viên đã nghỉ hưu, bà Trương rất coi trọng việc chăm sóc sức khỏe. Cách đây hai năm, có lần đi khám sức khỏe, bà được bác sĩ khuyên rằng, uống mỗi ngày một ít bột tam thất có thể giúp lưu thông máu.
Bà đã mua thuốc uống và không thấy có gì ảnh hưởng đến sức khỏe.
Vào đầu mùa xuân năm nay, người nhà ở quê gửi biếu một ít “đặc sản” quý để bà “bồi dưỡng”. Bà nghĩ rằng tam thất trồng ở quê thì lại càng tốt hơn so với mua tự do ngoài chợ. Bà đã phơi khô và nghiền thành bột để uống.
Trong thời gian đang sử dụng, bà cảm thấy trong bụng khó chịu, lợm giọng, nôn mửa, nên đã lập tức vào viện khám dạ dày.
Mấy hôm nay, không những không thể ăn được gì, mà bà Trương còn không thể đi nổi, chân tay run rẩy loạng choạng, nhập viện trong tình trạng lo sợ từng giây.
Bị phù gan vì uống thuốc bổ tự chế tại nhà
Sau khi khám bệnh, Giáo sư, bác sĩ Trình Lương Bân, trưởng khoa Gan, Bệnh viện Gan hạch – người trực tiếp chẩn đoán bệnh cho bà Trương cho biết, bà đã bị phù gan.
Bác sĩ Bân cho biết bệnh đang trong giai đoạn khởi đầu cấp tính, trong một thời gian ngắn mà gan đã phù nề nghiêm trọng.
Ông cũng chẩn đoán ngay đó là bệnh do uống thuốc gây ra. Ông cũng lập tức tìm hiểu kỹ hơn về tình hình uống thuốc gần đây của bà Trương để hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh.
Và quả thực, quà quê “tam thất sạch” lại chính là thủ phạm được bác sĩ lắc đầu khẳng định rằng rất lấy làm tiếc khi bà Trương rơi vào tình cảnh nguy kịch như vậy.
Sau khi biết rõ nguyên nhân, may mắn thay các bác sĩ đã lập tức lên phương án điều trị chứng giảm phù gan, uống thuốc lợi tiểu bằng các phương pháp Đông Tây y kết hợp, lượng nước trong gan đã được giảm nhẹ.
Quá trình điều trị tích cực giúp bệnh tình của bà Trương về cơ bản được kiểm soát và không còn nguy hiểm đến tính mạng.
Giáo sư Bân giải thích, tam thất mặc dù là “báu vật” từ đất giúp lưu thông máu rất tốt, nhưng chúng cũng không chỉ có một loại duy nhất được trồng. Đây có thể là loại tam thất “đất”, khác với loại tam thất mà Đông y hay dùng.
Trong loại tam thất đất này có thể có chứa chất alkaloid pyrrolidine, các chất độc hại, vì thế chúng là nguyên nhân gây ra chứng tiểu tĩnh mạch gan bị tắc nghẽn.
Bác sĩ Bân cũng đặc biệt nhắc nhở, ngoài vị thuốc “tam thất đất” này, các loại dược liệu mọc hoang trong tự nhiên khác như dã bách hợp (monocrotaline), tây môn phế thảo, cỏ chó đẻ, cây vòi voi… đều chứa alkaloid pyrrolidin.
Chất alkaloid pyrrolidin gây độc cho gan, có thể gây ra tổn thương cho các tế bào gan, xoang gan và tiểu tĩnh mạch, nội mô, trường hợp nặng có thể phải bị yêu cầu ghép gan, thay gan.
Bác sĩ Bân lưu ý đặc biệt rằng, qua trường hợp của bà Trương, mọi người không mù quáng uống thuốc tự chế không rõ nguồn gốc, chủng loại cũng như liều lượng.
Bất kỳ loại thuốc bổ nào, kể cả có nguồn gốc từ thực vật, đều nên tham khảo phương pháp sử dụng, các hướng dẫn y tế cẩn thận rồi mới được uống.
Theo Trí thức trẻ
Nguồn: TTOnline
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…