Categories: Sức khoẻ

"Bệnh tưởng" – Nghĩ làm sao, bệnh chiêm bao làm vậy

Có một thử nghiệm kinh điển trong y học như sau: cho một nhóm người dùng nước đường và bảo đây là chất gây nôn. Kết quả 80% số người tham gia đã bị nôn mửa.

Không phải nước đường mà chính sự lo sợ, cho rằng mình thể nào cũng nôn đã dẫn đến tình trạng này. Hoặc một người tù, tử hình bằng cách ngồi vào chiếc ghế điện, khi bóng đèn tắt, tức là ghế có điện, nhưng do sự cố kỹ thuật, bóng tắt, ghế không có điện, nhưng chính nỗi sợ hãi về một cái chết không sao tránh khỏi đã giết chết anh ta ngay lập tức.

Giải mã bệnh tưởng

Thí nghiệm trên chứng tỏ những ý nghĩ tiêu cực không những gây bệnh mà nó có sức tàn phá ngang thuốc độc, có thể giết chết một người hoàn toàn khỏe mạnh.. Cuối thế kỷ 18, bác sĩ Gufeland (người Đức) đã phát biểu: “Mỗi bộ phận trên cơ thể đều chịu ảnh hưởng bởi những ý nghĩ, cảm xúc từ chính bản thân họ”. Tuy chưa xác định được cụ thể cơ chế gây bệnh của những ý nghĩ tiêu cực nhưng ở thời điểm đó ông đã nhận ra: trong số những tác nhân gây nên bệnh tật và làm giảm tuổi thọ thì trạng thái chán nản, u buồn, sợ hãi, đố kỵ có tác động cực mạnh và nguy hại nhất.

Trong tiểu thuyết “Con hủi” nổi tiếng 1909 của nhà văn Helena Mniszek (Ba Lan) là một minh chứng rõ ràng về chuyện này, nàng Xtefchia Ruđexka đã chết vào lễ cưới chỉ vì ám ảnh mình là một con hủi. Trước đó nàng là một cô gái thông minh, yêu đời, sống tràn ngập hạnh phúc trong tình yêu nhưng do một thời gian dài nàng sống trong sự kỳ thị, ghen ghét của bọn quý tộc nên đã “tự kỷ ám thị” mà sinh bệnh.

Mãi đến năm 1960 thuật ngữ Nocebo (bệnh tưởng) ra đời, mô tả tác hại của những ý nghĩ tiêu cực đến sức khoẻ con người. Bác sỹ tâm thần Brian Fallon nói về bệnh tưởng trên tờ New Scientist như sau: “Người bị bệnh tưởng là người luôn bị ám ảnh với ý nghĩ họ đang hoặc sẽ bị bệnh nào đó. Cảm giác này kéo dài hơn sáu tháng dù được xét nghiệm, chẩn đoán cẩn thận. Ám ảnh bệnh sẽ gây khó khăn trong đời sống của họ và ảnh hưởng đến người thân, cộng đồng”.

Ai cũng có khả năng mắc bệnh tưởng bởi nó xuất phát từ những va chạm đời thường như thất vọng, sợ hãi, tức giận, ghen tỵ… Trong cơ thể sống của chúng ta có những gene mang thông tin di truyền, có thể nhìn thấy chúng qua kính hiển vi. Các nhà khoa học giả định có một loại “siêu gene” không chứa mã di truyền mà lại có “bộ nhớ” cả không gian, thời gian của toàn bộ cơ thể sống. Các siêu gene kiến tạo nên cấu trúc năng lượng của tất cả tế bào. Nó cũng “cài đặt” việc khôi phục sức khỏe và rút ngắn sự sống khi cần thiết bằng cách gửi các tín hiệu giả lên não về việc “sẽ mắc bệnh” hay “sẽ khỏi bệnh”. Sau khi nhận được tín hiệu não sẽ phát xung động để chỉ đạo cơ thể thực hiện.

Chữa bệnh bằng niềm tin

Có một câu chuyện về anh chàng luôn ám ảnh rằng mình mắc bệnh tim, do anh ta đã chứng kiến ông mình qua đời vì căn bệnh này, và sau một thời gian dài thì anh ta đã bị bệnh thật. Bác sỹ đã tìm ra nguồn gốc của căn bệnh và liệu pháp duy nhất là vừa uống thuốc vừa điều trị tâm lý. Cuối cùng anh ta nghĩ rằng mình đang được chữa trị và mình sẽ khỏi nên tâm lý của anh ta đã trở lại bình thường, không còn ám ảnh nghĩ tới bệnh nữa và sức khỏe đã nhanh chóng phục hồi.

Bên cạnh đó, chắc hẳn bạn từng nghe người ta kể về những bệnh nhân tạm biệt tử thần vì sống trong niềm tin rằng mình sẽ khỏi bệnh. Đó là sự thật, nó không hề được thêu diệt, người ta đã lợi dụng đặc điểm của bệnh tưởng để chữa bệnh theo phương pháp niềm tin.

Tiến sĩ Lee Berk, Đại học Loma Linda, California (Mỹ) đã nghiên cứu 20 người đàn ông và phụ nữ đang dùng thuốc chữa tiểu đường, huyết áp cao và có hàm cholesterol cao. Tất cả đều uống thuốc bình thường, nhưng một nửa còn lại được kê thêm đơn “cười vui vẻ” bằng cách dành 30 phút xem hài kịch mỗi ngày. Kết quả là, lượng hormone stress ở nhóm xem hài kịch giảm xuống sau 2 tháng. Sau 4 tháng, hàm lượng các hóa chất có liên quan tới việc làm xơ cứng mạch máu và các vấn đề tim mạch khác cũng giảm xuống, trong khi hàm lượng cholesterol tốt (bảo vệ tim) tăng lên.

Hàng thế kỷ nay, giới y học chứng kiến không ít trường hợp bệnh nhân bước qua cái chết, tự nhiên hồi phục sức khỏe mà không thể lý giải, cứ như là có phép lạ. Ví dụ như trường hợp của bà Sylvia Andrew người Anh là sự hy hữu 1/100.000 của y học. Sau cú sốc khi bác sĩ phát hiện bà bị ung thư tuyến tụy, bà đinh ninh rằng mình sẽ hoàn thành chuyến hành hương cuối cùng (năm nào bà cũng hành hương đến vùng đất thánh Lourdes ở Pháp) trước khi ngã quỵ vì bệnh tật. Thế nhưng tất cả đã diễn ra vượt quá sự mong đợi. Trên đường trở về nước Anh, mọi sự đau đớn bỗng nhiên tiêu tan cho dù bà không uống bất cứ một thứ thuốc gì. 8 năm sau, bà xuất hiện trên chương trình truyền hình BBC và kể lại tỉ mỉ câu chuyện kỳ lạ của mình.

Sự thật là tinh thần lạc quan, yêu đời, niềm tin vào một sức khỏe tốt sẽ giúp cơ thể tiết ra serotonin, dopamine, endorphin – những hormon tạo sự phấn chấn đẩy lùi siêu gene, làm chúng không thể đưa thông tin giả lên não được.

Ngày nay, giới khoa học đã kết luận rằng: tất cả những chứng bệnh tâm thể (tinh thần và thể xác), khoảng 50% đều phát sinh dưới tác động của các loại tình cảm tiêu cực, đặc biệt là sự sợ hãi. Chính nỗi sợ hãi bị mắc bệnh tật trở thành nỗi ám ảnh bao trùm lên toàn bộ tâm lý và tạo ra trạng thái “ám thị bệnh tật” đã khiến cho người ta mắc bệnh. Vì thế rèn luyện tâm lý để vững vàng, có bản lĩnh trong cuộc sống là cách chống lại bệnh tưởng hữu hiệu nhất.

Bạn có biết?

– Theo thống kê của Tổ chức Sức khỏe Tâm lý Thế giới, trên 70% số người trên toàn thế giới gặp trục trặc về tâm lý, hậu quả là sức khỏe ngày càng giảm sút, tỷ lệ tử vong cao.

– Các nhà khoa học Nhật Bản cho rằng 75% bệnh sẽ do cơ thể tự điều chỉnh mà tự khỏi, còn 25% mới cần can thiệp bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Nhưng nếu bạn ở trong trạng thái bi quan, sợ hãi, lo lắng thì những siêu gene đưa lên não thông tin giả, sai lệch khiến khả năng tự khôi phục sức khoẻ bị triệt tiêu và bệnh từ đó mà phát sinh.

Hồng Minh

adminyhoc

Recent Posts

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh lý của cơ thể

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

41 mins ago

Vai trò, cơ chế ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột với các bệnh thoái hóa thần kinh

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

16 hours ago

Hệ vi sinh đường ruột bị thay đổi khi sử dụng thuốc như thế nào?

Các nhà nghiên cứu cho biết các loại thuốc thông thường, bao gồm thuốc kháng…

17 hours ago

Mối liên hệ giữa các bệnh về dị ứng và hệ vi sinh đường ruột

Theo kết quả từ các số liệu thống kê trên toàn thế giới cho thấy…

17 hours ago

Mối liên hệ giữa bệnh đa xơ cứng và hệ vi sinh đường ruột

Bệnh đa xơ cứng (MS) là một căn bệnh tự miễn gây ảnh hưởng đến…

20 hours ago

SIBO có gây ra GERD hay không? SIBO và bệnh trào ngược dạ dày thực quản có liên quan như thế nào

Người nào có triệu chứng ợ nóng biết rằng họ sẽ làm bất cứ điều…

1 day ago