Categories: Tin tức

Bệnh ho gà cướp đi sinh mạng 5 em bé miền Bắc

Từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 55 trẻ mắc bệnh ho gà, tập trung ở các tỉnh phía Bắc như Hà Nội, Thái Bình, Nghệ An…, trong đó 5 bé tử vong.

Tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cho biết, số ca bệnh ho gà tăng do điều kiện thời tiết mùa đông – xuân ở các tỉnh phía Bắc thuận lợi cho mầm bệnh phát triển. Hầu hết trường hợp mắc ho gà là trẻ dưới 3 tháng tuổi (khoảng 80%). Các bé đều chưa được tiêm hoặc tiêm không đầy đủ.

Hiện số ca bệnh được ghi nhận rải rác nhiều tỉnh thành chứ không tập trung ở một địa phương. Tiến sĩ Phu lưu ý vài năm gần đây xuất hiện nhiều ca bệnh ở trẻ dưới 2 tháng tuổi – chưa đến tuổi chỉ định tiêm mũi văcxin ho gà mũi 1. Về nguyên tắc, trong 2 tháng đầu trẻ được bảo vệ nhờ miễn dịch từ mẹ truyền sang. Các bà mẹ không được tiêm phòng, cũng chưa từng mắc ho gà nên không có miễn dịch, vì thế trẻ sinh ra thiếu miễn dịch với ho gà.

Để phòng bệnh ho gà, cha mẹ cần lưu ý đưa trẻ đi tiêm phòng đủ mũi, đúng lịch. Ảnh: N.P.

Bệnh ho gà lây rất nhanh, quan trọng là phát hiện sớm, cách ly, điều trị kịp thời. “Nhờ làm tốt công tác tiêm chủng, số ca ho gà, bạch hầu giảm nhiều nhưng không phải không có”, tiến sĩ Phu nhấn mạnh.

Để phòng bệnh, tiến sĩ Phu khuyến cáo, cha mẹ nên đưa con đi tiêm chủng đúng lịch, đủ mũi văcxin (có thể tiêm dịch vụ hoặc tiêm miễn phí trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng tại các xã phường), không nên trì hoãn việc tiêm phòng cho trẻ hiện nay.

Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ chưa từng mắc ho gà thì có thể tiêm văcxin dịch vụ phòng bạch hầu – ho gà -uốn ván để tạo miễn dịch. Người trong độ tuổi 6-64 đều có thể chùng ngừa văcxin ho gà. Theo nhà sản xuất, văcxin này có thể tiêm phòng cho thai phụ ở tuần thai thứ 20. Dù vậy, Bộ Y tế đang giao cho Cục Quản lý Dược, Chương trình Tiêm chủng mở rộng xem xét để có hướng dẫn cụ thể như trường hợp nào nên tiêm, vùng nào nên chủng ngừa… không nhất thiết thai phụ nào cũng cần phải tiêm chủng.

Khi mới mắc bệnh ho gà, trẻ có thể không sốt hoặc sốt nhẹ, viêm đường hô hấp trên, mệt mỏi, chán ăn và ho. Cơn ho gà rất đặc trưng, trẻ ho rũ rượi không thể kìm hãm được, sau đó là giai đoạn thở rít như tiếng gà gáy. Cuối cơn ho bé thường chảy nhiều đờm dãi trong suốt rồi nôn.

Nam Phương

Nguồn: VnExpress

adminyhoc

Recent Posts

Các loại đậu có tốt cho sức khỏe đường ruột không?

Nhìn chung, đậu và các cây họ đậu rất tốt cho sức khỏe, sức khỏe…

2 days ago

12 thực phẩm chứa enzyme tiêu hóa tự nhiên

Một số thực phẩm, bao gồm một số loại trái cây như dứa và thực…

2 days ago

Độc đáo hệ vi sinh đường ruột tác động đến tính cách con người

Vai trò của hệ vi sinh đường ruột là tạo ra tính ổn định và…

2 days ago

Hiểu biết đầy đủ về bệnh túi thừa

Bệnh túi thừa xảy ra ở khoảng 5% và tăng mạnh ở dân số phương…

7 days ago

Các bước cải thiện sức khỏe đường ruột

Sức khỏe đường ruột khỏe mạnh, bao gồm môi trường đường ruột cân bằng và…

1 week ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột bệnh vảy nến, bệnh chàm

Bệnh vảy nến là căn bệnh da liễu khá phổ biến với các biểu hiện…

1 week ago