Categories: Sức khoẻ

Bé gái hỏng dạ dày vì vừa ăn vừa xem tivi, iPad

Bé liên tục kêu đau bụng, không tăng cân, ăn vàobị nôn trớ, đi khám mới phát hiện đã bị viêm niêm mạc dạ dày do vừa ăn vừa xem tivi.

Trường hợp cháu Vương Minh Thu Hà, 8 tuổi ở Sóc Sơn (Hà Nội) vào Bệnh viện Nhi Trung ương thăm khám vì liên tục kêu đau bụng, cứ ăn vào là bị nôn trớ.

Chị Hồng, mẹ của bé cho hay, ngày 8/8, cháu ăn vào liên tục bị nôn trớ kiểu trào ngược thức ăn. Quá lo lắng, gia đình đưa thẳng cháu về Bệnh viện Nhi Trung ương khám thì được các bác sĩ chẩn đoán viêm toàn bộ niêm mạc dạ dày.

Khi nghe kết quả, chị không ngờ cháu bị nặng như vậy dù thấy cháu hay kêu đau bụng, gia đình cũng đã bồi bổ khá chu đáo, cháu cũng không hề tăng cân nặng.

Chị Hồng thuật lại với bác sĩ về chế độ ăn uống của con, mỗi bữa ăn hơn 1 bát cơm, thức ăn cũng như các trẻ em khác và có uống sữa.

Tuy nhiên, chị cũng thừa nhận, từ khi cháu tập ăn cho đến tận bây giờ, mỗi bữa ăn cháu đều phải xem điện thoại, quảng cáo hoặc hoạt hình thì mới ăn, nếu không lại phải cho đi ăn rong.

Vừa ăn vừa xem tivi khiến bé ăn vội vàng, không nhai kỹ lâu dài sẽ gây viêm niêm mạc dạ dày.

“Đến tận bây giờ, ngoài giờ ăn ở lớp thì gia đình không nắm rõ, chứ ở nhà buổi tối khi gia đình ăn cơm, cháu cứ đòi phải xem kênh hoạt hình thì mới ăn nhanh, nếu không phải ngồi hết cả tiếng đồng hồ không xong”, chị Hồng nói.

Theo các bác sĩ khoa Tiêu hóa ở Bệnh viện Nhi Trung ương, trường hợp bé Hà và cách cho ăn của mẹ Hồng không phải là trường hợp hiếm thậm chí phổ biến đối với các gia đình khác.

Đa số các bố mẹ đều thấy con ăn nhiều hơn, nhanh hơn khi được xem tivi, điện thoại, iPad,quảng cáo… nên chiều theo và làm mọi cách để cho con ăn.

TS.BS Nguyễn Thị Út – khoa Tiêu hóa (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, việc trẻ mắc bệnh viêm dạ dày chủ yếu là do nhiễm Helicobacter pylori. Tuy nhiên, những nguyên nhân do sai lầm trong cách ăn uống, sinh hoạt cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể và làm trầm trọng hơn bệnh viêm dạ dày.

“Việc trẻ vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại là những tác nhân làm trầm trọng thêm bệnh viêm dạ dày tá tràng, đồng thời khiến cho dạ dày phải làm việc quá mức, quá trình tiêu hoá không được lưu thông, thức ăn bị ứ trệ khiến cho dạ dày phát tiết nhiều acid để tiêu hoá thức ăn, việc tiết dịch acid quá mức của dạ dày sẽ ăn mòn niêm mạc dạ dày, lâu dần đã tới viêm loét dạ dày tá tràng”, TS Út phân tích.

TS. Út khám và điều trị bệnh dạ dày cho trẻ nhỏ tại BV Nhi Trung ương.

Cũng theo TS. Út, hiện nay nhiều người rất thích đồ uống có ga, các loại bánh kẹo, đồ ăn nhanh có nhiều hương vị khác nhau…sẽ làm ức chế sự tạo thành chất nhày bảo vệ dạ dày, kích thích dạ dày tăng tiết nhiều acid dịch vị làm tăng khả năng gây tổn thương niêm mạc dạ dày.

Gắp thức ăn mời người khác cũng là một thói quen nguy hại đối cho sức khỏe. Việc dùng chung đũa, muôi, nước chấm là một con đường lây lan các bệnh truyền nhiễm như cảm cúm, quai bị… Trong khoang miệng của mỗi người chứa gần 80 triệu vi khuẩn khác nhau trong đó có những vi khuẩn gây bệnh viêm gan, viêm loét dạ dày… có thể lây lan qua đường ăn uống chung.

TS Út cho biết, biểu hiện khi bị bệnh viêm, loét dạ dày tá tràng đó là đau bụng thất thường, có thể tự khỏi, đau lan toả hoặc quanh rốn là chính ở trẻ nhỏ. Ở trẻ lớn và người lớn thường đau vùng thượng vị. Nôn, buồn nôn, biếng ăn, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng khó tiêu. Trong trường hợp nặng, trẻ có thể nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen thiếu máu.

Bác sĩ Út khuyến cáo khi trẻ có những biểu hiện trên cần đi khám để các bác sĩ chuyên khoa tiêu hoá xem và tư vấn làm chẩn đoán bằng nội soi dạ dày tá tràng có gây mê.

Ths.BS Vũ Thị Thúy Lan – phụ trách phòng khám Cây Thông Xanh (Hà Nội) cũng phân tích, việc vừa cho trẻ ăn, vừa xem ti vi, điện thoại là sai lầm phổ biến nhất mà nhiều phụ huynh gặp phải hiện nay.

“Nhiều người cứ nghĩ làm như vậy trẻ ăn được nhiều là tốt, nhưng đó là quan điểm hoàn toàn sai lầm vì khi trẻ vừa ăn, vừa xem trẻ sẽ như một cái máy chỉ biết há miệng và nuốt thức ăn mà không biết món ăn đó có ngon hay không, vị giác không cảm nhận được và như vậy việc hấp thu, tiêu hóa sẽ gặp vấn đề và kết quả là dù trẻ ăn được nhiều nhưng vẫn suy dinh dưỡng, thậm chí mắc cả bệnh dạ dày”, BS Lan cho biết.

* Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi.

Quế Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Báo Đất Việt

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

18 hours ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

18 hours ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago