Categories: Sức khoẻ

Bác sĩ mách bạn 7 thứ thịt tuyệt đối không nên ăn

Khi sử dụng thịt động vật, rất nhiều bộ phận trên cơ thể động vật bạn cần phải cắt bỏ trước khi chế biến. Điều này rất đơn giản nhưng không phải ai cũng nhớ.

Bác sĩ mách bạn 7 thứ này tuyệt đối không nên ăn

Sau đây là những bộ phận trên cơ thể động vật được các bác sĩ lưu ý đặc biệt và khuyên bạn không nên ăn vì nó rất có hại cho sức khỏe.

1. Đầu gà:

Đầu gà là món “khoái khẩu” nhưng chứa nhiều độc tố (Ảnh minh họa)

Vì sao kinh nghiệm dân gian cho rằng, gà càng già, đầu gà càng độc?

Các chuyên gia y tế phân tích, trong đầu gà luôn chứa độc tố vì khi gà mổ thức ăn, mổ luôn cả những tạp chất thuộc kim loại nặng.

Những chất độc này phần lớn tích tụ ở phần đầu gà, nếu ăn vào sẽ khiến cơ thể nhiễm kim loại nặng, gây hại cho sức khỏe.

2. Thịt có hạch

Thịt lợn có hạch thì không nên ăn, cần phải cắt bỏ sạch phần hạch (Ảnh minh họa)

Khi chọn mua thịt lợn, bạn cần chú ý xem kỹ miếng thịt để chắc rằng nó không có hạch. Đặc biệt là phần thịt cổ lợn, dưới da hay xuất hiện các cục hạch nhỏ.

Hạch lợn chứa mầm bệnh, nhiều vi khuẩn và virut, nếu ăn phải hạch không những có mùi hôi khó chịu mà còn có thể trực tiếp truyền bệnh vào cơ thể.

3. Màng đen trong bụng cá

Cần làm sạch màng đen trong bụng cá (Ảnh minh họa)

Khi mổ cá, đặc biệt là cá rô phi, trong khoang bụng có một lớp màng đen bám chặt như một lớp bao phim.

Đây là phần tanh nhất của cá, chứa mùi bùn đất nồng nặc nhất, chứa một lượng lớn chất béo, lysozyme và các vi khuẩn độc hại khác.

4. Chóp nhọn ở phao câu gia cầm

Phần chóp nhọn trên phao câu gà cần cắt bỏ trước khi chế biến (Ảnh minh họa)

Ở trên phao câu của gà, vịt, ngan, ngỗng có một phần nhô ra để mọc lông, đây là nơi tập trung các bạch huyết của cơ thể gia cầm.

Trong các tuyến bạch huyết chứa các đại thực bào nuốt vi khuẩn và virus, thậm chí có cả chất gây ung thư.

Khi ăn gia cầm, nên chú ý loại bỏ phần này, đồng thời cẩn thận không được làm vỡ những chất bột nhầy ở đó lan sang phần thịt gà.

Khi ăn chất này, một lượng lớn chất độc bị hấp thụ vào cơ thể, lại không thể phân giải, gây độc cho sức khỏe.

5. Da cổ gà, khí quản

Làm thịt gà cần làm sạch phần cổ gà, hạn chế ăn da cổ và không ăn ống khí quản (Ảnh minh họa)

Các bác sĩ cho rằng, trong da cổ gà và đặc biệt là ống khí quản chứa một lượng cholesterol rất cao, vì vậy tốt nhất là không ăn hoặc hạn chế sử dụng da cổ gà.

6. Phần chai ở móng, khuỷu chân dê

Phần chai bàn chân, khuỷu chân dê không nên ăn (Ảnh minh họa)

Những “hạt ngọc” bị chai ở khuỷu hoặc bàn chân dê khi chế biến thức ăn cần chú ý cắt bỏ, vì đây vốn là một bộ phận bị “bệnh” cấu tạo nên, vì vậy tốt nhất đừng ăn mà gây hại cho sức khỏe.

7. Nửa đuôi của thịt ốc

Phần đuôi bên trong thân ốc không nên ăn (Ảnh minh họa)

Khi ăn ốc, tốt nhất bạn chỉ nên ăn phần thịt bên ngoài của con ốc. Phần sâu bên trong xoáy ốc có màu thẫm đen mà nhũn như bùn là nơi chứa nhiều độc tố, không có lợi cho sức khỏe.

Theo Trí thức trẻ

Nguồn: TTOnline

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago