Categories: Tin tức

Gia tăng bệnh sốt xuất huyết tại Tây Nguyên

Bệnh nhân mắc sốt xuất huyết được điều trị tại Bệnh viện đa khoa huyện Cư M’gar (Đắk Lắk).

Theo bác sĩ Phạm Văn Lào – Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đắk Lắk, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã có 319 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết; trong đó nhiều nhất là tại TP Buôn Ma Thuột với 95 trường hợp mắc bệnh, kế đến là huyện Buôn Đôn với 80 trường hợp mắc bệnh…

Cũng theo bác sĩ Lào thì chưa năm nào mà số bệnh nhân sốt xuất huyết lại gia tăng nhanh chóng ngay trong 3 tháng đầu năm như năm nay.

Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, tại tỉnh Gia Lai có 606 người bệnh sốt xuất huyết ở 86 xã thuộc 16/17 huyện, thị xã, thành phố, nhưng không có trường hợp tử vong. Các địa phương có số người bệnh cao là TP Pleiku (166 trường hợp), Krông Pa (115 trường hợp), Chư Pưh (72 trường hợp), Mang Yang (29 trường hợp)…

Phân tích của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đắk Lắk cho thấy, nguyên nhân chính dẫn đến việc sốt xuất huyết bùng phát và lây lan nhanh vào mùa khô năm nay là do điều kiện khí hậu diễn biến thất thường, ban đêm thời tiết lạnh, ban ngày chuyển sang nắng nóng, độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi mang mầm bệnh sốt xuất huyết sinh sôi và truyền bệnh.

Đa phần người dân còn có tâm lý chủ quan trong việc tự phòng-chống bệnh sốt xuất huyết như lầm tưởng bệnh sốt xuất huyết chỉ bùng phát trong mùa mưa nên chưa quan tâm đến việc diệt muỗi, lăng quăn, vệ sinh môi trường và các dụng cụ chứa nước sinh hoạt…

Một nguyên nhân quan trọng nữa là hiện nay đang trong thời kỳ cao điểm của mùa khô, do thiếu nước sinh hoạt trầm trọng, vì vậy nhiều gia đình đã trữ nước sinh hoạt trong các bể, thùng phuy, lu, chậu… nhưng không đậy kín nắp và không tuân thủ việc thả cá diệt lăng quăng (bọ gậy) và súc rửa bể nước 1 lần/tuần…

Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh khuyến cáo người dân ngủ màn tránh bị muỗi đốt; thường xuyên dọn vệ sinh những vật dụng chứa nước trong và xung quanh nhà như lọ hoa, chậu cây cảnh, vật phế thải; đậy kín những dụng cụ chứa nước sinh hoạt không cho muỗi có thể đẻ trứng; thả cá vào chum, vại, bể nước dùng lâu ngày…

Khi trong gia đình có người mắc các triệu chứng như sốt cao liên tục từ 2 đến 7 ngày, đau đầu, nhức mỏi chân tay thì đưa đến ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, tuyệt đối không tự ý mua thuốc về nhà tự điều trị, nguy hiểm đến tính mạng…

Bác sĩ Lào cho biết thêm, một người đã từng mắc sốt xuất huyết sẽ miễn dịch với một tuýp vi rút nhưng miễn dịch này không bền vững nên vẫn có khả năng mắc sốt xuất huyết lại do tuýp vi rút khác. Đặc biệt, những người bị sốt xuất huyết lần 2 thường nặng hơn lần đầu.

Tuấn Anh

Nguồn: Đại đoàn kết

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

16 hours ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

16 hours ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago