Categories: Mẹ và bé

Băng rốn hay không băng rốn trẻ sơ sinh?

Vợ tôi sắp sinh con. Khi đi mua đồ sơ sinh, người bán hàng khuyên mua băng rốn về băng trong lúc bé chưa rụng rốn. Nhưng vợ của vài người bạn tôi lại khuyên không nên băng rốn.

Vợ tôi sắp sinh con. Khi đi mua đồ sơ sinh, người bán hàng khuyên mua băng rốn về băng trong lúc bé chưa rụng rốn. Nhưng vợ của vài người bạn tôi lại khuyên không nên băng rốn. Vậy tôi nên băng rốn cho con hay không?

Khánh Toàn(Hải Phòng)

Bình thường rốn của trẻ sẽ rụng trong vòng từ 7 đến 10 ngày sau sinh và sau 15 ngày thì cuống rốn liền hoàn toàn. Khi chưa liền, rốn là một ngõ vào quan trọng gây nhiễm trùng tại chỗ và từ ổ nhiễm trùng này vi trùng vào máu gây nhiễm trùng máu, có thể dẫn đến tử vong cho trẻ sơ sinh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Nhiều vợ chồng trẻ như vợ chồng bạn khi sinh con lần đầu thường bối rối không biết phải chăm sóc rốn cho bé như thế nào.

Nhiều người nghĩ rằng việc băng kín rốn sẽ giúp bảo vệ rốn khỏi sự thâm nhập của bụi bặm, vi trùng từ môi trường xung quanh (nhất là những nơi gần cống thoát nước, bãi rác…). Tuy nhiên, thực tế lại không như bạn nghĩ. Việc băng kín rốn sẽ làm rốn lâu khô và chính môi trường ẩm ướt này sẽ tạo điều kiện cho vi trùng sinh sôi nảy nở, vì thế rốn sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn.

Ngoài ra, khi bạn băng kín rốn sẽ không phát hiện sớm được sự tích tụ của mủ, máu nơi chân rốn, tạo điều kiện cho những nhiễm trùng này lan rộng ra xung quanh, thậm chí biến chứng nhiễm trùng huyết nguy hiểm đến tín mạng em bé. Hiện tại Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, bạn không nên băng kín rốn trẻ sơ sinh. Tại Việt Nam, một nghiên cứu của Bệnh viện Nhi Đồng 1 tiến hành tại tỉnh Trà Vinh nhận thấy rằng, việc băng kín rốn sẽ làm rốn lâu khô, lâu rụng, tỉ lệ nhiễm trùng rốn cao hơn và khi rốn rụng tỉ lệ để lại chồi rốn nhiều hơn. Do vậy, bạn nên để hở rốn cho con. Ngoài ra, bạn cũng nên chăm sóc rốn cho bé tại nhà như sau:

Chuẩn bị vật liệu chăm sóc rốn gồm: Bông vô trùng; chai cồn 70 độ; gạc vô trùng.

Các bước thực hiện chăm sóc rốn:

– Rửa tay thật kỹ bằng xà phòng và nước.

– Tháo băng rốn của trẻ ra.

– Quan sát rốn và vùng da quanh rốn xem có dấu hiệu gì bất thường hay không.

– Rửa tay hoặc sát trùng tay lại bằng dung dịch cồn 70 độ.

– Dùng bông tẩm cồn sát trùng rốn theo trình tự sau:

+ Chân rốn.

+ Thân cuống rốn.

+ Mặt cắt cuống rốn.

+ Da vùng xung quanh rốn từ trong ra ngoài, rộng khoảng 5cm.

Sau khi bé được 2 ngày tuổi thì không cần phải băng rốn lại, sau khi chăm sóc để rốn mau khô. Có thể băng bằng gạc mỏng nếu rốn còn ướt. Nếu chưa biết cách chăm sóc rốn, các bà mẹ có thể nhờ nhân viên y tế đến nhà hướng dẫn.

Cần đưa trẻ đến khám ở cơ sở y tế nếu thấy có một trong những dấu hiệu sau:

– Rốn sưng đỏ.

– Rốn rỉ dịch, có mủ hoặc vẫn còn ướt sau khi rụng.

– Rốn có mùi hôi.

– Đỏ vùng da xung quanh rốn.

– Rốn chảy máu.

Theo Chuyên gia tư vấn Kim Mai/Báo Gia đình & Xã hội
Nguồn: Zing

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

7 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

2 weeks ago