Day bấm luân phiên cả hai tay liên tục trong 10-15 phút. Có thể tự mình day bấm từng bên hoặc nhờ người khác day bấm đồng thời hai huyệt ở hai bên. Hiệu quả của thao tác được đánh giá bằng sự giảm hoặc mất các triệu chứng bệnh lý.
Vị trí:
– Xòe rộng ngón tay cái và ngón tay trỏ.
– Lấy nếp gấp giữa đốt 1 và đốt 2 của ngón tay cái bên kia đặt vào mép da nối giữa ngón cái và ngón trỏ tay này; đầu ngón áp lên mu bàn tay này (giữa hai xương bàn tay 1 và 2).
– Đầu ngón cái áp vào đâu thì chỗ đó là huyệt, khi ấn có cảm giác rất ê tức (có khi cảm giác ê tức thấu sang phía ngón út).
– Cũng có thể xác định bằng cách: Khép chặt ngón tay cái và ngón tay trỏ, huyệt nằm ở điểm cao nhất của khối cơ nổi lên giữa hai xương bàn tay 1 và 2.
Tác dụng: Trấn thống, thanh tiết Phế khí, thông giáng Trường Vị, phát biểu, giải nhiệt, khu phong.
Chủ trị: Trị ngón tay đau, ngón tay tê, bàn tay liệt, cánh tay liệt, đầu đau, răng đau, liệt mặt, viêm amiđan, khớp hàm dưới viêm, mắt đau, cảm cúm, sốt, bướu giáp đơn thuần, làm co bóp tử cung.
Cách bấm huyệt: Dùng ngón cái của tay bên kia hoặc một vật có đầu tà như chiếc đũa, quản bút… bấm thật mạnh vào huyệt, lực bấm càng mạnh càng tốt, sao cho xuất hiện cảm giác tê tức đến mức rất khó chịu là được.
An Nhiên
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…