Categories: Sức khoẻ

Bài thuốc trị đau mắt do dị ứng

Vào mùa xuân, phấn hoa thường là nguyên nhân gây nhiều bệnh dị ứng, trong đó có các bệnh về mắt . Xin giới thiệu cách điều trị đau mắt do dị ứng.

Mùa xuân, khí hậu ẩm ướt, mưa phùn, thời tiết cũng dần ấm lên là điều kiện thuận lợi cho các loại nấm mốc, vi khuẩn, virut sinh sôi, phát triển, cây cối đâm chồi nảy lộc, nở hoa. Phấn hoa lại là nguyên nhân gây nhiều bệnh dị ứng, trong đó có các bệnh về mắt . Xin giới thiệu cách điều trị đau mắt do dị ứng.

Thuốc xông, đắp

Khi có hiện tượng viêm mi mắt, mắt ngứa, chảy nước, mắt bị sung huyết gây sưng đỏ nên sử dụng một số dược liệu chứa tinh dầu để xông hơi, như dùng bạc hà, phần trên mặt đất của cây bạc hà 50 g, cúc hoa (cúc trắng hoặc cúc vàng đều được) khoảng 16 g (bạc hà và cúc hoa tươi hay khô đều được); lá đại bi, lá cúc tần mỗi vị 50g; lá dâu tằm 50 g. Tất cả cho vào nồi, đổ 300 ml nước, đun sôi 5-10 phút, sau đó hơ nhẹ lên mắt bằng cách hướng luồng hơi vào nơi mắt đau. Cũng có thể dùng lá trầu không 20 g hoặc lá dâu tằm, hoặc phối hợp hai thứ lá đó với nhau. Sau khi xông hơi gạn lấy nước lá xông lúc còn ấm, dùng khăn rửa nhẹ lên mắt. Ngày làm từ 1-2 lần.

Trường hợp mắt sưng đỏ, đau nhức nhiều có thể dùng các lá tươi sau, đắp lên mi mắt: phần trên mặt đất của cây rau má, lá rau muống, rửa sạch bằng nước muối loãng, giã nát, gói vào miếng vải gạc sạch, rồi đặt lên mi mắt, thấy khô, nóng lại lật bên kia. Cũng làm tương tự như vậy với lá cây dành dành, song với lá dành dành thì sau khi rửa sạch lại vò mạnh để lấy dịch đông như thạch, gói vào miếng giấy bản, rồi đặt lên nơi mắt bị sưng đau.

Viêm kết mạc dị ứng là bệnh thường gặp trong mùa xuân.

Thuốc uống

Khi mắt bị ngứa, đỏ dùng cúc hoa vàng, bạc hà, kinh giới, hạ khô thảo, tân di, cốc tinh thảo, lượng bằng nhau 6-8 g, sắc hoặc hãm uống hằng ngày 2-3 lần vào lúc sau bữa ăn khoảng 1,5-2 giờ. Uống nhiều ngày đến khi các triệu chứng thuyên giảm.

Cũng có thể dùng cúc hoa, bạch tật lê mỗi vị 9 g; phòng phong 5 g để trị đau mắt do phong nhiệt.

Khi đau mắt kèm theo khô mắt, hoa mắt: dùng cúc hoa vàng, mẫu đơn bì, phục linh, trạch tả mỗi vị 12 g; sơn thù du, hoài sơn mỗi vị 16 g; thục địa 32 g, sắc uống ngày 1 thang, uống liền 3 tuần lễ; hoặc làm hoàn với mật ong, uống ngày 2- 3 lần, mỗi lần 12 – 16 g, sau bữa ăn khoảng 1,5 – 2 giờ.

Nếu mắt sưng đau, đỏ kèm theo có màng mộng, thị lực giảm: dùng thạch quyết minh, cúc hoa, cốc tinh thảo, mật mông hoa dưới dạng thuốc hãm hoặc sắc uống, ngày một thang, uống liền 3-4 tuần lễ.

Trường hợp mắt sưng đỏ kèm đau đầu, ù tai dùng cúc hoa, thạch quyết minh, sinh địa, bạch thược mỗi vị 15 g; long đởm thảo 5 g, sắc uống ngày một thang, uống liền 3-4 tuần lễ đến khi các triệu chứng thuyên giảm.

Với phương châm “phòng bệnh là chính”, cần dùng khăn sạch rửa mắt, không dùng chung khăn mặt, chậu rửa mặt. Hằng ngày nên nhỏ mắt vài lần bằng nước muối sinh lý natriclorua 0,9%, nếu mắt bị ngứa nhiều thì nhỏ cloroxit 0,4%. Bệnh nặng cần đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt.

Theo GS.TS. Phạm Xuân Sinh/Báo Sức Khỏe Đời Sống
Nguồn: Zing

adminyhoc

Recent Posts

Các loại đậu có tốt cho sức khỏe đường ruột không?

Nhìn chung, đậu và các cây họ đậu rất tốt cho sức khỏe, sức khỏe…

2 days ago

12 thực phẩm chứa enzyme tiêu hóa tự nhiên

Một số thực phẩm, bao gồm một số loại trái cây như dứa và thực…

2 days ago

Độc đáo hệ vi sinh đường ruột tác động đến tính cách con người

Vai trò của hệ vi sinh đường ruột là tạo ra tính ổn định và…

2 days ago

Hiểu biết đầy đủ về bệnh túi thừa

Bệnh túi thừa xảy ra ở khoảng 5% và tăng mạnh ở dân số phương…

7 days ago

Các bước cải thiện sức khỏe đường ruột

Sức khỏe đường ruột khỏe mạnh, bao gồm môi trường đường ruột cân bằng và…

1 week ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột bệnh vảy nến, bệnh chàm

Bệnh vảy nến là căn bệnh da liễu khá phổ biến với các biểu hiện…

1 week ago