Phục hồi chức năng

Bài tập đi với bàn xương cá chữa biến dạng chân theo BYT

Hướng dẫn tập đi với bàn xương cá cho bệnh nhân bị biến dạng bàn chân

Tập đi với bàn xương cá là biện pháp tập giúp cải thiện khả năng đi lại của người bệnh có biến dạng xoay của bàn chân

Chỉ định tập đi với bàn xương cá

Bàn chân bị biến dạng xoay trong hoặc xoay ngoài.

Chống chỉ định tập đi với bàn xương cá

Các biến dạng khác của bàn chân

Chuẩn bị con người và phương tiện

© Người thực hiện

Bác sỹ chuyên khoa Phục hồi chức năng, kỹ thuật viên Vật lý trị liệu, người được đào tạo chuyên khoa.

© Phương tiện

– Bàn xương cá.

– Thanh song song

© Người bệnh

– Đi giày hoặc nẹp (nếu có) cho người bệnh

– Giải thích cho bệnh nhi (bệnh nhi có khả năng hiểu) và gia đình bệnh nhi biết việc mình sắp làm.

– Hướng dẫn bệnh nhi (trẻ có khả năng hiểu) những điều cần thiết

© Hồ sơ bệnh án: Bệnh án và phiếu điều trị chuyên khoa

– Lượng giá các dấu hiệu sinh tồn: mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở và tình trạng người bệnh.

– Đọc kỹ phiếu điều trị.

Các bước tiến hành

© Tập đi với bàn xương cá cho người bệnh bàn chân bị xoay trong

+ Người bệnh có khả năng tự đi

Thực hiện kỹ thuật:

– Đi mẫu trên bàn xương cá theo chiều xương cá hướng ra ngoài, giải thích cho người bệnh phải đặt chân sát với cạnh ngoài của xương cá để chân xoay ra ngoài.

– Để người bệnh tự đi, khi đi hết chiều dài của bàn xương cá thì đi lùi lại hoặc đi ra khỏi bàn xương cá quay vòng lại (nếu người bệnh không có khả năng đi lùi).

– Kỹ thuật viên đi sau người bệnh để hỗ trợ nếu người bệnh mất thăng bằng.

– Tập đi cho người bệnh 10 phút/lần, ngày 3 lần

+ Người bệnh không có khả năng tự đi nhưng có khả năng đi trong thanh song song

Thực hiện kỹ thuật:

– Đi mẫu trên bàn xương cá theo chiều xương cá hướng ra ngoài và 2 tay bám vào thanh song song, giải thích cho người bệnh phải đặt chân sát với cạnh ngoài của xương cá để chân xoay ra ngoài.

– Để người bệnh tự đi bằng cách bám vào thanh song song, khi đi hết chiều dài của bàn xương cá thì đi lùi lại hoặc đi ra khỏi bàn xương cá quay vòng lại (nếu người bệnh không có khả năng đi lùi).

– Kỹ thuật viên đi sau hoặc đi bên ngoài thanh song song để hỗ trợ nếu người bệnh mất thăng bằng.

– Tập đi cho người bệnh 10 phút/lần, ngày 3 lần

© Tập đi với bàn xương cá cho người bệnh bàn chân bị xoay ngoài.

+ Người bệnh có khả năng tự đi

Thực hiện kỹ thuật:

– Đi mẫu trên bàn xương cá theo chiều xương cá hướng vào trong, giải thích cho người bệnh phải đặt chân sát với cạnh trong của xương cá để chân xoay vào trong.

– Để người bệnh tự đi, khi đi hết chiều dài của bàn xương cá thì đi lùi lại hoặc đi ra khỏi bàn xương cá và quay vòng lại (nếu người bệnh không có khả năng đi lùi).

– Kỹ thuật viên đi sau người bệnh để hỗ trợ nếu người bệnh mất thăng bằng.

– Tập đi cho người bệnh 10 phut/lần, ngày 3 lần

+ Người bệnh không có khả năng tự đi nhưng có khả năng đi trong thanh song song

Thực hiện kỹ thuật:

– Đi mẫu trên bàn xương cá theo chiều xương cá hướng vào trong và 2 tay bám vào thanh song song, giải thích cho người bệnh phải đặt chân sát với cạnh trong của xương cá để chân xoay vào trong.

– Để người bệnh tự đi bằng cách bám vào thanh song song, khi đi hết chiều dài của bàn xương cá thì đi lùi lại hoặc đi ra khỏi bàn xương cá quay vòng lại (nếu người bệnh không có khả năng đi lùi).

– Kỹ thuật viên đi sau hoặc đi bên ngoài thanh song song để hỗ trợ nếu người bệnh mất thăng bằng.

– Tập đi cho người bệnh 10 phút/lần, ngày 3 lần.

Theo dõi

– Trong quá trình tập luyện cần theo dõi tránh tập quá sức

– Theo dõi sự tiến triển của người bệnh.

Tai biến và xử trí

– Trong khi tập, người bệnh có thể bị ngã.

– Xử trí: Phải luôn có một người đi cạnh để trợ giúp người bệnh.

Yhocvn.net (Trích theo hướng dẫn tập đi với bàn xương cá của Bộ Y tế)

adminyhoc

Recent Posts

Các loại đậu có tốt cho sức khỏe đường ruột không?

Nhìn chung, đậu và các cây họ đậu rất tốt cho sức khỏe, sức khỏe…

2 days ago

12 thực phẩm chứa enzyme tiêu hóa tự nhiên

Một số thực phẩm, bao gồm một số loại trái cây như dứa và thực…

2 days ago

Độc đáo hệ vi sinh đường ruột tác động đến tính cách con người

Vai trò của hệ vi sinh đường ruột là tạo ra tính ổn định và…

2 days ago

Hiểu biết đầy đủ về bệnh túi thừa

Bệnh túi thừa xảy ra ở khoảng 5% và tăng mạnh ở dân số phương…

7 days ago

Các bước cải thiện sức khỏe đường ruột

Sức khỏe đường ruột khỏe mạnh, bao gồm môi trường đường ruột cân bằng và…

1 week ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột bệnh vảy nến, bệnh chàm

Bệnh vảy nến là căn bệnh da liễu khá phổ biến với các biểu hiện…

1 week ago