Categories: Mẹ

Bà bầu ngồi sao mới đúng chuẩn?

Đau lưng, suy giãn tĩnh mạch, tê liệt bắp chân hay chuột rút là những hệ quả thường gặp khi ngồi sai tư thế, nhất là đối với các mẹ bầu. Tư thế ngồi đúng ra sao, ngồi sai thế nào, tham khảo ngay nội dung dưới đây bầu nhé!

Khi bà bầu ngồi không đúng tư thế, các bó cơ sẽ phải làm việc vất vả hơn mới giữ được thăng bằng cơ thể. Lâu dần, hành động này sẽ gây tác động xấu đến các khớp xương và dây chằng, thậm chí có thể khiến chứng đau lưng của mẹ bầu trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngồi sai tư thế sẽ gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe bà bầu

1/ Tư thế ngồi cho bà bầu, lưu ý cần biết

Theo khuyến cáo, tư thế ngồi chuẩn nhất là giữ thẳng cổ, người không chúi về phía trước, vai thả lỏng, chân tạo thành một góc 90 độ với mặt đất, mông chạm vào lưng ghế. Chú ý, khi chuyển từ tư thế đứng sang ngồi, nên chuyển từ từ, đừng quá nhanh và đột ngột. Đặc biệt, trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3, khi bụng đã quá lớn, bầu nên dùng một tay đỡ bụng trước khi ngồi. Từ từ dựa lưng vào ghế, hai chân song song nhau.

Mách nhỏ cho mẹ: Khi chọn ghế ngồi, bầu nên ưu tiên loại ghế cao khoảng 40 cm sao cho bầu có thể chạm bàn chân xuống sàn. Không nên chọn ghế quá cao, vì sẽ khiến mẹ bầu mất thăng bằng, dễ té ngã. Ngoài ra, bầu cũng không nên ngồi một chỗ quá lâu, nên thường xuyên đứng lên đi lại để tăng khả năng tuần hoàn máu của cơ thể.

2/ Tư thế ngồi khi mang thai: Tránh kiểu nào?

Ngồi không có điểm tựa lưng: Cách ngồi này sẽ làm gia tăng áp lực lên các cơ ở lưng, khiến tình trạng đau lưng khi mang thai trở nên nghiêm trọng hơn. Bầu nên tránh những loại ghế không có tựa lưng, ghế đẩu.

Vừa nằm vừa ngồi: Đây là tư thế thường gặp và có vẻ thoải mái nhất cho các mẹ bầu khi ở trên giường. Tuy nhiên, tư thế ngồi khi mang thai này sẽ gây áp lực rất lớn lên cột sống của mẹ bầu.

Ngồi bắt chéo chân: Thói quen thường gặp của rất nhiều bà bầu công sở, ngồi bắt chéo chân sẽ làm hông xoắn lại, gây áp lực lên xương chậu cũng như phần xương ở cổ, lưng giữa và lưng dưới. Bên cạnh đó, ngồi bắt chéo chân còn là nguyên nhân khiến tình trạng suy giãn tĩnh mạch khi mang thai trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngồi nghiêng người về phía trước: Không chỉ ảnh hưởng đến mẹ, tư thế ngồi này còn tạo áp lực lên thai nhi, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của bé.

Ngồi buông thõng vai: Vừa chịu áp lực từ thai nhi, vừa chịu áp lực từ trọng lượng cơ thể, ngồi ở tư thế buông thõng vai sẽ khiến cột sống của mẹ bầu phải làm việc “quá tải”. Thôi ngay thói quen này nếu không muốn bị đau lưng nhiều hơn, bầu nhé!

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago