Nổi tiếng với thành phần ô-xy hóa mạnh mẽ, trà xanh có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch và giảm nguy cơ ung thư. Đồng thời, chất polyphenol trong trà xanh cũng góp phần bảo vệ hệ tim mạch hiệu quả. Tuy nhiên, trong trà xanh cũng có một lượng caffein nhất định làm nhiều mẹ bầu lo lắng không dám lựa chọn. Liệu bà bầu có nên uống trà xanh? Cùng tìm hiểu vấn đề này, mẹ nhé!
Mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng với các mẹ bầu, liệu trà xanh có gây hại gì?
Thực tế, không giống như suy nghĩ của nhiều người, hàm lượng caffein tuy có nhưng không đáng kể mấy. Trung bình, trong mỗi tách trà xanh có khoảng 40 – 50 milligram caffein. Vì vậy, mẹ bầu có thể uống 2-3 ly trà xanh mà vẫn đảm bảo lượng caffein khuyến cáo trong thai kỳ. Nếu lo sợ lượng caffein trong trà xanh, mẹ bầu có thể lựa chọn những loại trà thảo mộc khác, có hàm lượng caffein thấp hơn hẳn, chỉ khoảng 0,4 milligram caffein trong mỗi tách trà. Tuy nhiên, khi uống các loại trà thảo mộc, mẹ bầu cũng nên tìm hiểu kỹ. Một số loại trà được khuyến cáo không sử dụng cho phụ nữ mang thai như trà lá mâm xôi, trà rễ cây cam thảo…
Mặc dù với một số mẹ bầu, trà xanh là giải pháp giảm nghén cực kỳ hiệu quả, nhất là khi thêm 1-2 lát gừng nhưng hầu hết các chuyên gia đều không khuyến khích các mẹ bầu uống quá nhiều trà xanh khi mang thai. Đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nguyên nhân là do uống trà xanh làm ảnh hưởng khả năng hấp thu axit folic của cơ thể. Dựa theo kết quả của một nghiên cứu cho thấy, những trẻ sơ sinh có mẹ thường xuyên uống trà trong thời điểm thụ thai thường có nguy cơ khuyết tật ống thần kinh.
Uống trà xanh đúng cách
– Không nên uống quá nhiều, mỗi ngày chỉ nên uống từ 2-3 ly
– Giai đoạn thụ thai và trong 3 tháng đầu, nên hạn chế uống càng ít trà xanh càng tốt
– Uống trà xanh sẽ làm ảnh hưởng khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Vì vậy, bầu không nên uống trà trong khi ăn, hoặc trong khi uống bổ sung viên thuốc sắt. Nên uống trà sau khi ăn khoảng 1 tiếng đồng hồ.
– Nếu thích uống ngọt, bầu nên cho mật ong vào trà, không nên thêm đường hoặc sữa.
– Không nên uống trà khi đói
– Uống trà có nhiệt độ vừa phải, không quá nóng hoặc quá nguội. Không chỉ suy giảm khả năng kháng khuẩn, trà nguôi còn chứa một số loại vi khuẩn nhất định.
– Lá trà được ủ bằng nước sôi sẽ có hương vị đặc biệt hơn hẳn. Đồng thời cũng giữ nguyên được hàm lượng chất dinh dưỡng trong trà.
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…