Categories: Mẹ

Bà bầu bị đau chân: Khi nào cần cảnh báo?

Chứng đau chân khi mang thai thường bắt đầu xuất hiện vào cuối tam cá nguyệt thứ 2, đầu tam cá nguyệt thứ 3. Bà bầu bị đau chân là dấu hiệu bình thường hay vấn đề đáng ngại? Đừng bỏ qua dấu hiệu báo động sức khỏe này, bầu nhé!

Có nhiều nguyên nhân gây đau chân khi mang thai. Theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi cân nặng và hoóc-môn. Trong thời gian mang thai, tử cung lớn dần và đè nặng lên dây thần kinh ở hông gây ra những cơn đau ở mặt sau chân. Ngoài đau chân, bà bầu cũng có thể bị chuột rút. Điều này thường xảy ra vào 3 tháng cuối trước khi sinh.

Trong nhiều trường hợp, đau chân khi mang thai có thể là dấu hiệu nguy hiểm

Bà bầu bị chuột rút cũng có thể do thiếu chất. Để phát triển, thai nhi sẽ tự động lấy chất dinh dưỡng cần thiết từ mẹ, làm dưỡng chất trong máu mẹ tụt xuống thấp hơn ngưỡng cho phép. Các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên tăng cường bổ sung ma-giê, muối canxi, đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và bé.

Đau chân khi mang thai: Dấu hiệu nguy hiểm?

Đa phần các trường hợp đau chân khi mang thai đều chỉ gây khó chịu nhưng không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, mẹ bầu nên lưu ý nếu cơn đau thường xuyên xảy ra. Trong một số trường hợp, đau chân có thể là dấu hiệu bệnh huyết khối tĩnh mạch hoặc u xơ tử cung. Với những trường hợp này, mẹ bầu nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

– Huyết khối tĩnh mạch sâu là tình trạng máu đóng cục trong một hoặc nhiều tĩnh mạch sâu trong cơ thể, nhất là ở phần chân. Khi máu đông bị vỡ và di chuyển đến phổi, mẹ bầu có thể gặp nguy hiểm. Bầu nên đặc biệt thận trọng nếu phải đi một chuyến đi dài bằng máy bay hay ô tô (có thể gây đông máu). Cơn đau thường chỉ tập trung ở một chân, xung quanh phía sau của đầu gối hoặc bắp chân, đi kèm với những vết sưng tấy đỏ.

– U xơ tử cung: Tùy thuộc vào kích thước, u xơ tử cung có thể gây nhiều triệu chứng khác nhau. U xơ tử cung lớn có thể chèn ép vùng chậu gây đau, chèn ép bàng quang gây kích thích đi tiểu hoặc bí tiểu, hoặc nếu chèn ép lên trực tràng sẽ làm mẹ bầu cảm thấy đau mỗi khi “đi nặng”. U xơ tử cung khi mang thai có thể dẫn đến sinh non, ngôi thai bất thường, nhau tiền đạo hoặc kéo dài thời gian chuyển dạ.

Điều trị như thế nào?

– Trường hợp bị huyết khối tĩnh mạch sâu, mẹ bầu cần phải uống thuốc chống đông máu. Thậm chí, bầu có thể phải nhập viện để điều trị.

– Mẹ bầu bị u xơ cần được theo dõi chặt chẽ để phòng ngừa sảy thai, sinh non. Nghỉ ngơi nhiều và uống thuốc chống co bóp tử cung theo chỉ định của bác sĩ.

– Trường hợp bị đau chân do dây thần kinh, bầu nên giảm bớt áp lực lên chân bằng cách nằm ngược hướng chân đau. Tránh mang vác nặng, đứng hay ngồi quá lâu. Mẹ cũng có thể dùng túi chườm, massage, vận động nhẹ nhàng.

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago