Categories: Sức khoẻ

Bí quyết để bé bệnh không lây cho bé khoẻ trong gia đình

Nếu gia đình bạn có nhiều trẻ nhỏ thì khi một đứa bệnh, chẳng chóng thì chầy đứa kia sẽ bệnh theo. Tuy nhiên, việc lây bệnh từ người này qua người khác trong gia đình hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu bạn lưu ý đến những vấn đề sau.

1. Tách riêng nơi để bỉm của các bé

Nếu nhà bạn đang có đến hơn một bé đang đóng bỉm, tốt nhất bạn nên nhanh chóng tách riêng nơi đựng bỉm của hai bé để vi khuẩn không có cơ hội lây truyền.

Cũng nên chú ý đến vị trí thay bỉm cho bé khỏe, bé ốm. Bạn cần giữ vệ sinh tấm lót nơi đặt bé nằm mỗi lần thay bỉm. Nếu có thể, hãy dùng những tấm lót sử dụng một lần hoặc sắm riêng cho bé khỏe một chiếc chăn mỏng để sử dụng mỗi khi thay bỉm.

Ảnh minhhọa

2. Tạm thời ngừng nấu ăn

Nếu bạn là người nấu nướng chính trong gia đình, hãy tạm gác lại công việc bình thường của mình khi nhà có người đang ốm.

Mặc dù có rửa tay sạch sẽ như thế nào cũng không thể đảm bảo hoàn toàn là vi khuẩn không truyền từ tay bạn đến thực phẩm chung của cả gia đình, nhất là khi bạn cũng là người đảm đương luôn nhiệm vụ trực tiếp chăm sóc người bệnh.

3. Cẩn thận hơn trong lúc ăn

Những bữa ăn là lúc cả gia đình tụ tập, chơi đùa, nói chuyện, thậm chí là trao đổi thức ăn với nhau. Chính vì thế, vi khuẩn gây bệnh lại càng có điều kiện lây truyền cho các thành viên trong nhà.

Nếu có một bé ốm, bạn nên định lượng thức ăn cho từng bé. Cẩn thận hơn, bạn có thể cho bé ốm và bé khỏe ăn vào thời điểm khác nhau để ngăn ngừa triệt để tình trạng lây bệnh.

Ảnh minh họa

4. Để các bé tiếp tục bú mẹ

Với những bà mẹ đang cho hơn một bé bú sữa và không may có một bé bị ốm, bạn vẫn cứ nên cho các bé bú như bình thường.

Theo Học viện Nhi khoa Mỹ, dù việc bú mẹ có thể lây lan vi khuẩn gây bệnh nhưng các kháng thể quan trọng có trong sữa mẹ sẽ ngăn chặn khả năng mắc bệnh ở bé còn lại.

5. Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn

Trong những cách phòng bệnh đơn giản mà hiệu quả nhất, rửa tay luôn xếp đầu tiên. Không chỉ để giữ gìn vệ sinh, thói quen này cũng có tính chất quyết định đến việc ngăn ngừa vi khuẩn lây lan trong nhà.

Có đến 80% các bệnh lây nhiễm sẽ truyền từ người này qua người khác qua những cử chỉ động chạm của bàn tay.

Vì vậy, bạn nên tập cho các bé trong nhà thói quen rửa tay nhiều lần trong ngày với xà phòng diệt khuẩn để loại bỏ các nguy cơ tiếp xúc với vi khuẩn xung quanh bé.

6. Tiêm vaccine phòng bệnh

Mặc dù hiện nay có nhiều tranh cãi về các loại vaccine cho trẻ nhỏ, nhưng ta cũng không thể phủ nhận lợi ích của việc sử dụng vắc xin để bảo vệ sức khỏe bé. Vì vậy, hãy đảm bảo là bạn đưa các bé tiêm phòng đầy đủ theo lịch của bác sĩ.

adminyhoc

Recent Posts

5 nguyên nhân gây bệnh tiêu hoá trong mùa thu đông

Các căn bệnh tiêu hoá thường gặp trong mùa thu đông như viêm loét dạ…

20 hours ago

Bật mí 3 loại nước cực hiệu quả hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ

Bệnh gan nhiễm mỡ là một trong những nguy cơ dẫn đến xơ gan, suy…

20 hours ago

Bơi môn thể thao khắc tinh phòng ngừa gan nhiễm mỡ

Trong các loại hình thể thao, bơi phối hợp các động tác vận động toàn…

21 hours ago

Hơi thở có mùi quả thối cảnh báo bệnh về gan

Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể, đảm nhận chức năng…

21 hours ago

Mũi má ửng đỏ có thể là dấu hiệu bệnh gan nhiễm mỡ

Trong cuộc sống, hiện tượng đỏ mặt chỉ xảy ra khi đi nắng, uống rượu…

3 days ago

Nhận biết mùi hơi thở cảnh báo bệnh gan

Trong cuộc sống có những thời điểm không thể tránh khỏi hơi thở có mùi…

3 days ago