Categories: Sức khoẻ

Ăn sạch, uống sạch chưa đủ, đây là những bí kíp ‘đập tan’ nỗi lo ngộ độc thực phẩm mùa hè

Ngoài các bệnh như say nắng, phát ban nhiệt, ngộ độc thực phẩm còn là mối nguy hiểm trong mùa hè.

Ngộ độc thực phẩm là một thuật ngữ chung dùng để chỉ một tình trạng sức khỏe có vấn đề, trong đó bệnh nhân bị các bệnh truyền qua thực phẩm do tiêu thụ thực phẩm hỏng hoặc bị nhiễm bệnh. Ngộ độc thực phẩm thường xảy ra vào mùa hè. Thời tiết nóng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm bao gồm đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, chán ăn, sốt nhẹ, suy nhược, buồn nôn và nhức đầu. Tuy nhiên các triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào nguồn lây nhiễm và mức độ nhiễm trùng. Nếu bạn bị tiêu chảy dai dẳng hoặc sốt, bạn phải tham khảo ngay ý kiến ​​của bác sĩ. Ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra ngay từ trong trứng nước. Để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm bạn cần thực hiện theo các phương pháp dưới đây.

1. Nấu thịt đúng cách

Một trong những lý do khiến bạn bị ngộ độc thực phẩm là nấu thịt không đúng cách. Thịt là nơi trú ngụ của nhiều mầm bệnh, vi khuẩn. Nhiệt độ cao giúp các mầm bệnh sống sót, dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Do đó nếu không muốn bị ngộ độc bạn cần nấu thịt đúng cách.

2. Duy trì vệ sinh

Vệ sinh đúng cách là điều quan trọng giúp bạn khỏe mạnh trong mùa hè. Bạn nên rửa tay cẩn thận trước và sau mỗi bữa ăn. Ngoài ra, đảm bảo sạch sẽ khi chế biến thực phẩm cũng là cách ngăn chặn ngộ độc thực phẩm hiệu quả.

3. Giữ tủ lạnh đủ mát

Giữ tủ lạnh mát mẻ là cách tốt nhất để bảo quản thực phẩm. Nhiệt độ tủ lạnh lý tưởng nhất là khoảng 5 độ. Để ở nhiệt độ này sẽ đảm bảo lưu trữ thực phẩm tươi ngon mà không bị hư hỏng hay thối rữa.

4. Bổ sung thực phẩm chứa probiotic

Bổ sung thực phẩm chứa probiotic vào chế độ ăn uống hàng ngày giúp bạn khỏe mạnh hơn trong những ngày hè nóng nực. Probiotic hỗ trợ hệ tiêu hóa và tăng cường khả năng miễn dịch cho bạn.

5. Sử dụng than hoạt tính

Than hoạt tính được coi là “liều thuốc” chữa và ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm hiệu quả. Than hoạt tính có khả năng thu giữ chất vô cơ và hữu cơ, có hiệu quả trong cấp cứu, phòng chống ngộ độc. Bạn nên dùng sớm và đủ liều ngay từ đầu.

6. Đừng ăn quá nhiều

Ăn quá nhiều sẽ làm cho vùng xung quanh bụng khó chịu và ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. Tốt nhất bạn nên ăn thức ăn chất lượng hơn là số lượng.

7. Tránh thức ăn tươi sống

Thực phẩm tươi sống như xà lách rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu không được nấu chín hay làm sạch cẩn thận nó có thể gây tác động không tốt cho sức khỏe. Để ngừa ngộ độc thực phẩm, bạn nên tránh ăn xà lách trong mùa hè.

8. Tránh thức ăn đường phố

Trong mùa hè, những điều kiện mất vệ sinh kết hợp với nhiệt độ cực đoan và độ ẩm giúp vi khuẩn phát triển. Thức ăn đường phố không đảm bảo rất dễ khiến bạn bị ngộ độc thực phẩm. Vì vậy hãy hạn chế ăn chúng càng ít càng tốt.

9. Xử lý đúng cách thức ăn thừa

Thức ăn thừa phải được xử lý đúng cách nếu không nó sẽ gây bệnh cho bạn. Khi mọi người đã ăn xong, bạn đặt thức ăn trong môi trường nóng hoặc lạnh thích hợp . Bạn nên cho thực phẩm thừa để bên ngoài hơn 4 tiếng vào thùng rác ngay lập tức.

Ngọc Huyền – Theo Boldsky

Nguồn: Emdep

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

3 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

3 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

5 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

6 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

1 week ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

2 weeks ago