Thời gian qua, cơ quan chức năng đãliên tiếp phát hiện nhiều cơ sở sản xuất chà bông bẩn. Cáccơ sở vi phạm quy định này sản xuất trong điều kiệnvệ sinh kém, nơi chế biến chật chội thậm chí không có dụng cụ bảo vệ. Ngoài ra, kinh hoàng hơn là công thức chế biến cũng tiềm ẩn những nguy cơ với sức khỏe người tiêu dùng. Nguyên nhân là do mất vệ sinh không chỉ khiến vi khuẩn thâm nhập mà các nguyên liệu làm ra chà bông cũng không rõ nguồn gốc xuất xứ, thậm chí là chúng có chứa chất độc hại hay sử dụng vượt cả ngưỡng cho phép.
Điều kiện sản xuất mất vệ sinh, thiếu nơi bảo quản thành phẩm, thậm chí là đổ trên nền xi măng trong khi xung quanh là người làm với chân tay cũng bẩn không kém khiến nhiều người không khỏi kinh hoàng. Cách thức làm như vậy chắc chắn không người tiêu dùng nàodám ăn nếu một lần tận mắt trông thấy.
Với cách làm đó, ruồi nhặng chờn vờn, bụi bặm, vi khuẩn bám vào. Khi người tiêu dùng ăn sẽ bị các vi khuẩn thâm nhập cơ thể gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa, thậm chí ngộ độc.
Nơi sản xuất bẩn thỉu, nhếch nhác.
Thậm chí, trong điều kiện thời tiết nắng nóng, nơi sản xuất không đảm bảo có thể làm cho thành phẩm bị hư hỏng, nấm mốc hay ôi thiu. Ngoài ra, các loại vi khuẩn như E.Coli hay Salmonella cũng tiềm tàng thâm nhập gây bệnh cho người tiêu dùng.
Cách đây không lâu, chà bông nhiễm vi sinh cũng là nguyên nhân gây ngộ độc ở Phú Yên. Theo kết quả xét nghiệm của Viện Pasteur Nha Trang, các mẫu bánh mì đều ở giới hạn cho phép, riêng chỉ tiêu Staphylococcus aureus trong mẫu chà bông của cơ sở bánh mì tươicó kết quả dương tính 5,4.104CFU/g, vượt mức cho phép và có độc tố Staphylococcal enterotoxin. Chà bông nhiễm vi sinh tụ cầu vàng là nguyên nhân gây ra vụ ngộ độc tập thể.
Đường hóa học nguy hiểm
Trong vụ bắt giữ chà bông bẩn mới nhất, chủ cơ sở đãdùng đường hóa học Trung Quốc để thay thế. Loại đường này có tên Sodium Cyclamate, giúp tạo ngọt nhanh dù chỉ cần một lượng nhỏ. Đoàn thanh tra phát hiện hơn chục túi đường hóa học tại xưởng, mỗi túi nặng 1 kg đang được sử dụng dở.
Sodium cyclamate, tên gọi tắt cyclamate, là một chất làm ngọt, màu trắng, không mùi, dạng bột tinh thể, tan nhiều trong nước, có thể tạo vị ngọt gấp 30 lần đường sucrose (đường mía).
Năm 1969, chất này đã bị cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấm sử dụng trên toàn quốc, sau khi có một số nghiên cứu trên động vật cho thấy nhiều tác dụng phụ có hại.
Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã cho chuột ăn cyclamate với liều lượng từ 500mg đến 2.500mg (500mg tương đương với 30 lon nước ngọt). Sau 2 năm, 12/70 con chuột thí nghiệm bắt đầu bị ung thư bàng quang. Tuy nhiên, chất này hiện vẫn được một số nước sử dụng để làm chất tạo ngọt, đánh lừa cảm giác thèm ngọt của bệnh nhân tiểu đường.
Theo các chuyên gia, chất cyclamate khi vào cơ thể sẽ được vi khuẩn trong ruột chuyển thành mono hay dicyclohexylamine, là chất có thể gây ung thư gan, thận, phổi… dị dạng bào thai trên nghiên cứu thực nghiệm ở động vật. Hơn nữa, ngay cả ăn nhiều đường mía cũng không tốt cho sức khỏe, huống gì đường hóahọc. Khi vào cơ thể, các chất tạo ngọt không sinh năng lượng, không mang lại giá trị dinh dưỡng nào mà còn có thể tích lũygây độc cho gan, thận…
Việt Anh
(Theo Congluan)
Nguồn: emdep.vn
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…