Từ xa xưa đến nay, nước mưa thường được sử dụng với mục đích khác nhau như nấu ăn, tắm rửa, giặt giũ quần áo,… Tuy nhiên, theo một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Quản lý Môi trường ở Mỹ, nước mưa không phù hợp cho bạn uống trực tiếp.
Các nhà nghiên cứu đã theo dõi dữ liệu trong 1,5 năm và kết luận rằng nước mưa chứa nhiều yếu tố hóa học vi sinh vật đã hấp thụ suốt quá trình chuyển động trong khí quyển. Nước mưa rơi từ độ cao xuống sẽ tiếp xúc và hòa tan với các tạp chất trong không khí. Do đó, nước mưa chứa nhiều vi khuẩn, bụi hay các tác chất hóa học hữu cơ và vô cơ như E. coli, axit nitơric, axit sunfuaric, ô-xít chì….
Hơn nữa, nước mưa có khả năng bị nhiễm các kim loại nặng như chì và asen, thủy ngân,… phát ra từ các khu công nghiệp, hoặc bể chứa nước có nhiều rong rêu đóng lâu ngày, mái nhà có nhiều bụi bẩn. Trong nước mưa có tính axit nhẹ và còn thiếu các muối khoáng như mangan, canxi… Nếu uống nước mưa không đảm bảo có thể gây ra viêm dạ dày, ruột.
Nếu bạn vẫn muốn sử dụng nước mưa hãy chứa nước mưa vào các lu vại sạch, đậy kín hay cho vào bể chứa được cọ rửa thường xuyên rồi đun lên. Ngoài ra, bạn có thể xây một bể lọc thô bao gồm sỏi, cát, than hoạt tính để lọc qua nguồn nước mưa. Không hứng nước mưa trong dụng cụ có chì, tôn, kẽm, hay từ các mái tôn xi măng, có gỉ sét hoặc các mái lá nhiều rác bụi.
Nếu dùng nước mưa trong ăn uống, bạn không nên uống trực tiếp. Hãy sử dụng máy lọc nước và đun sôi nước để tiêu diệt hết vi khuẩn gây hại để đảm bảo sức khỏe nhé.
Ngọc Huyền – Theo Thehealthsite
Nguồn: Emdep
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…