Categories: Sức khoẻ

9 sai lầm khi uống thuốc khiến bạn càng uống, bệnh càng nặng

Hàng năm có đến 700.000 người phải cấp cứu khẩn cấp vì tác dụng phụ khi uống sai thuốc. 9 khuyến cáo của dược sĩ sẽ giúp bạn tránh được những tai nạn đáng tiếc nếu uống thuốc sai.

9 sai lầm khi uống thuốc khiến bạn uống cũng như không

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh và Phòng ngừa (Mỹ), hàng năm có khoảng 700.000 trường hợp phải cấp cứu khẩn cấp liên quan đến sai sót khi uống thuốc.

Báo LifeTimes của Trung Quốc đã mời dược sĩ Chu Hồng, chuyên gia Bệnh viện Triều Dương Bắc Kinh giải đáp về những hậu quả nghiêm trọng của vấn đề này.

Sai lầm khi uống thuốc có thể gây ra sốc thuốc, nguy hiểm tính mạng (Ảnh minh họa)

Sau đây là 9 sai lầm đáng tiếc phổ biến nhất được Bác sĩ Chu Hồng tóm tắt giúp người đọc có thể rút kinh nghiệm cho bản thân mình.

1. Uống 3 lần/ngày không đồng nghĩa với 8h/lần

Dược sĩ Chu Hồng nói: Nhiều người hiểu nhầm rằng quy định mỗi ngày uống 3 lần thì cứ chia 8 giờ uống thuốc một lần, điều này là không chính xác. Trên thực tế, đa số đơn thuốc chia 3 lần/ngày này tương đương với 3 bữa ăn. Nghĩa là có nhiều loại thuốc uống cùng với bữa ăn.

Đặc biệt những loại thuốc có tác dụng kích thích tiêu hóa, hạ đường huyết, thì cần phải uống cùng lúc khi ăn.

Tuy nhiên, một số loại thuốc lại cách 8h uống 1 lần, chẳng hạn như thuốc kháng sinh, các loại thuốc cephalosporin, để đảm bảo rằng thuốc có đủ thời gian để phân giải, không gây ảnh hưởng đến nồng độ thuốc trong máu.

Do đó, người dùng thuốc phải tham khảo ý kiến ​​bác sĩ cho từng loại thuốc cụ thể.

2. Uống thuốc trước khi ăn không đồng nghĩa với uống khi đói

BS. Chu Hồng cho rằng, đây là hai khái niệm khác nhau. Uống thuốc 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau bữa ăn được coi là uống thuốc lúc đói.

Khái niệm uống thuốc “trước bữa ăn” nghĩa là uống trong 15-30 phút trước bữa ăn. “Sau bữa ăn” có thể hiểu là khoảng hơn nửa giờ sau bữa ăn.

Thông thường những loại thuốc liên quan đến kích thích tiêu hóa làm ảnh hưởng dạ dày, đường ruột, sẽ được khuyến khích uống sau bữa ăn.

Nhưng một số phản ứng phụ có thể xảy ra cho hệ tiêu hóa sau khi ăn sẽ làm mất tác dụng của sự hấp thu thuốc. Để bảo vệ niêm mạc dạ dày, các bác sĩ lại khuyến khích uống trước bữa ăn.

3. Quên uống thuốc, lần sau uống liều gấp đôi

Việc quên thuốc rồi uống “bù” cùng với liều kế tiếp 2 lần là sai lầm lớn không chỉ gây ra tác dụng phụ mà còn tạo gánh nặng không nhỏ cho cơ thể.

Nếu bạn đang dùng đơn thuốc mỗi ngày uống một lần, khi phát hiện quên bạn có thể uống bù luôn trong ngày.

Nếu đơn thuốc uống 2-3 lần/ngày, phát hiện ra quên thì uống liều đó vào thời gian kế tiếp. Không nên uống cùng với liều của bữa sau sẽ gây ra quá liều.

Ngoài ra, nếu thuốc được chỉ định là uống trước bữa ăn, nếu bạn quên thì có thể uống bổ sung sau bữa ăn.

Mặc dù uống sai thời điểm sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thụ và phân hủy của thuốc, nhưng so với việc bỏ thuốc thì hậu quả sẽ ít hơn.

4. Nghiền nát ra uống khi khó nuốt

Có nhiều loại thuốc không nên nghiền nhỏ, nhai khi uống (Ảnh minh họa)

Có một số chế phẩm thuốc mà nhà sản xuất đã nghiên cứu đến thời gian đủ để thuốc ảnh hưởng đến cơ thể.

Khi thuốc viên cứng hoặc có bao phim không chỉ có tác dụng chống “đắng” khi uống mà còn liên quan đến thời gian tan thuốc từ từ trong cơ thể.

Nếu bạn nhai thuốc hoặc nghiền nát, các thành phần của thuốc sẽ phân hủy quá nhanh, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Khi hiệu quả của thuốc tác động một cách nhanh chóng vào cơ thể sẽ gây ra những tác động không mong muốn.

Chẳng hạn như thuốc chứa thành phần omeprazole là loại viên nang phải chờ tới khi vào đến ruột mới bắt đầu phân giải.

Nếu nghiền thành bột trước khi uống sẽ làm mất đi tính ổn định của thuốc khi đi qua các cơ quan tiêu hóa trên khiến thuốc mất đi tác dụng.

5. Uống thuốc trùng lặp thành phần

Các nhà sản xuất thường dùng cùng một thành phần nguyên liệu đầu vào để sản xuất thuốc nhưng các sản phẩm thuốc sau khi rời khỏi nhà máy lại có nhiều cái tên “mĩ miều” khác nhau.

Điều này nếu bạn không biết sẽ nhầm tưởng rằng chúng là 2 loại thuốc khác biệt.

Bản chất chúng có cùng chủng loại thì chỉ nên sử dụng một loại là đủ.

Những cái tên “thương mại” của thuốc thường đánh lừa người dùng. Nhiều người không biết điều này có thể mua thuốc dựa theo tên thuốc thay vì để ý thành phần của thuốc.

Vì thế, không ít người thường xuyên rơi vào tình trạng uống lặp thuốc, không chỉ tốn tiền mua thuốc mà còn gây hại không nhỏ cho cơ thể.

6. Nhầm tên thuốc, nhầm vỏ bao bì thuốc

Theo báo cáo thống kê tình hình sử dụng thuốc tại Trung Quốc, có đến gần 1/4 tình huống uống thuốc bị nhầm lẫn tên thuốc và bao bì.

Có một hiện tượng phổ biến khi đi mua thuốc đó là lỗi “hình như thuốc có tên là…” hoặc là “hình như vỏ thuốc là…” khiến việc dùng thuốc không chính xác càng ngày càng tăng.

Đặc biệt, nhiều người nói tên thuốc “hơi Tây” một chút là có thể nghe nhầm. Đặc biệt hơn, nhiều người đi mua thuốc miêu tả hình thức và màu sắc của hộp thuốc thay vì gọi tên chính xác.

Vì vậy, để mua được một toa thuốc chuẩn, tốt nhất bạn phải kiểm tra tên thuốc, liều lượng, cách sử dụng, và các nội dung khác với bác sĩ. Không được nhớ “mang máng” mà cũng mua uống.

7. Sai lầm khi trộn thuốc uống cùng lúc

Không nên pha các loại thuốc, trộn lẫn khi uống (Ảnh minh họa)

Mỗi loại thuốc đều có thành phần hóa học cụ thể. Khi trộn các thành phần hóa học khác nhau uống chung có thể gây ra các tác dụng phụ, tạo ra các chất mới có hại cho sức khỏe.

Hoặc là chất mới đó có thể làm giảm sự hấp thụ thuốc, làm giảm hiệu quả của thuốc. Cũng có những loại thuốc gây ra các phản ứng nguy hiểm hơn như tim đập nhanh, tăng huyết áp, thậm chí sốc thuốc.

Vì vậy, bạn phải tham khảo ý kiến ​​bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi mua thuốc, để hiểu sự tương tác của thuốc mà tránh những phản ứng bất lợi.

8. Uống thuốc bị nôn lại uống bổ sung thay thế

Có rất nhiều người gặp hiện tượng nôn xảy ra ngay sau khi dùng thuốc. Đặc biệt là ở trẻ em.

Việc uống thuốc bổ sung thay thế không phải lúc nào cũng nên áp dụng. Bạn phải biết rõ bạn nôn ra bao nhiêu thuốc và thời gian nôn sau khi uống là bao lâu mới quyết định việc có uống lại thuốc hay không.

Trên thực tế khi thuốc đã uống xong có thể ít nhiều “ngấm” vào người, nếu uống lại không đúng sẽ gây ra quá liều.

9. Dùng thực phẩm chăm sóc sức khỏe thay cho thuốc

Trên thị trường có rất nhiều thực phẩm chức năng, sản phẩm bổ sung chăm sóc sức khỏe có chứa thành phần của thuốc.

Có một hiện tượng phổ biến là người bệnh sử dụng thực phẩm chức năng nhưng nhầm nó là thuốc.

Điều này có thể dẫn đến kết quả không như mong đợi trong quá trình điều trị bệnh.

Trong thực tế, thực phẩm chức năng chỉ để hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày. Về bản chất, nó vẫn là thực phẩm, không thể dùng thay thế mục đích điều trị y tế.

Theo Trí thức trẻ

Nguồn: TTOnline

adminyhoc

Recent Posts

Viêm miệng mủ sùi cảnh báo viêm loét đại tràng

Hệ tiêu hóa bao gồm hệ thống các cơ quan đảm nhiệm vai trò quan…

6 hours ago

Tác động từ môi trường gây tổn thương gan

Ô nhiễm môi trường là chủ đề được quan tâm của Việt Nam cũng như…

7 hours ago

Tiêu thụ nhiều muối gây tổn thương gan

Muối rất cần thiết đối với cơ thể tuy nhiên thừa muối gây ra nhiều…

8 hours ago

Công nghệ sinh học giải độc cho gan

Theo thống kê của WHO đến thời điểm hiện tại toàn cầu có hơn 300…

1 day ago

Bí quyết giải độc gan từ các loại cây thảo dược

Gan đảm nhiệm vai trò thanh lọc và đào thải độc tố trong cơ thể…

1 day ago

Da mặt chuyển vàng dấu hiệu gan nhiễm mỡ

Sắc mặt và âm lượng giọng nói phản ánh sức khoẻ của mỗi người. Người…

1 day ago