Categories: Tin tức

8X, 9X nào cũng từng nhìn thấy hình này trên TV, nhưng 90% người không biết ý nghĩa của nó?

Đối với thế hệ 7x, 8x hay thậm chí là 9x đời đầu và đặc biệt là những người có thói quen “ôm” TV từ sáng sớm đến đêm muộn, thì hình ảnh bên dưới chẳng có gì xa lạ. Tuy nhiên, ý nghĩa thực sự của nó thì chắc chắn rằng 90% người đều không biết?

Ngày này qua tháng khác, hôm nào kênh truyền hình yêu thích của bạn cũng hiển thị một màn hình với đủ các ô màu và hình thù khác nhau mà dường như chẳng có bất kì một ý nghĩa nào cả. Đôi khi hình ảnh này được phát kèm với các bài nhạc, nhưng cũng có khi đi kèm với nó chỉ là một tiếng “u u u” không hơn không kém. Vậy bạn đã bao giờ thắc mắc ý nghĩa của hình ảnh tưởng chừng như vô nghĩa này là gì chưa?

“Test card” từng được đài truyền hình Việt Nam sử dụng.

Thực tế, hình ảnh mà bạn vẫn nhìn thấy là một yếu tố quan trọng của ngành truyền hình có tên gọi “test card” (thẻ kiểm tra). Nó được sử dụng để kiểm tra tín hiệu và thường được phát khi các bộ phận truyền nhận tín hiệu vẫn hoạt động nhưng lại không có chương trình nào được phát sóng.

Được sử dụng từ những buổi phải sóng truyền hình sớm nhất, “test card” có tên gọi như vậy là bởi trước đấy nó thực tế là một tấm thẻ vật lý mà máy quay truyền hình được hướng vào với mục đích định cỡ và định vị trước khi phát sóng. Ngày nay, những “test card” ở dạng điện tử và được dùng để đài truyền hình và cả người xem cân chỉnh lại thiết bị của mình sao cho trải nghiệm hình ảnh tối ưu nhất. Âm thanh phát kèm “test card” thường là các sóng âm hình sin (tiếng “u u u”), radio và nhạc (thường là nhạc không lời).

PM5544 – một “test card” thường dùng cho TV hệ PAL.

“Test card” thường bao gồm một tập hợp các hình khối giúp camera truyền hình và các thiết bị nhận tín hiệu có thể được điều chỉnh để hiển thị hình ảnh chính xác nhất. Hầu hết các “test card” hiện đại đều là các thanh màu tạo nên một tổ hợp màu đặc thù, cho phép sắc độ màu sắc và các dải màu có thể được điều chỉnh chính xác giữa các đoạn video truyền đi và thông tin mạng lưới tiếp nhận. Nhìn chung, các thông tin về đặc thù ngành truyền hình có thể làm bạn cảm thấy rối rắm và khó hiểu nhưng hiểu một cách đơn giản, “test card” chính là thứ từng giúp bạn được nhìn thấy, được xem và được trải nghiệm xem truyền hình một cách tuyệt vời hơn vào những ngày đầu.

SMPTE – một test card thường được dùng cho hệ NTSC.

Đến nay, “test card” khá hiếm gặp ngoại trừ trong các TV studio, các đơn vị sản xuất hậu kì và đơn vị phân phối nội dung bởi sự phát triển của công nghệ, ví dụ như bộ vi điều khiển trong truyền hình analog, công nghệ truyền hình kĩ thuật số hay sự phát triển của các loại màn hình không đèn hình như LCD đã khiến việc kiểm tra, đo đạt, căn chỉnh hình ảnh là không còn cần thiết nữa. Và vì vậy “test card” cũng đã hoàn thành được sứ mệnh của mình trong truyền hình đại trà. Đó là chưa kể đến việc hiện nay, nhiều nhà đài bắt đầu phát sóng 24/24, vì thế cũng chẳng còn thời lượng để những “test card” như chúng ta vẫn biết xuất hiện thường xuyên.

Video: Thần tượng nhạc Kpop bị bóp mũi và hậu quả đau đơn

Theo Trí Thức Trẻ

Nguồn: ĐKN

adminyhoc

Recent Posts

Vì sao nước chanh lên men lại tốt cho hệ vi sinh đường ruột

Nước chanh lên men là đồ uống dân giã ai cũng có thể tự pha…

3 hours ago

Lợi ích của dưa bắp cải và những lưu ý khi ăn

Dưa bắp cải thái nhỏ, bảo quản với muối/giấm là món ăn yêu thích của…

2 days ago

Tổng quan về bệnh viêm ruột chúng ta cần lưu ý

Bệnh viêm ruột (IBD) đề cập đến các bệnh gây viêm mạn tính ở đường…

2 days ago

Bệnh viêm ruột những điều cần phải biết

Bệnh viêm ruột (IBD) là thuật ngữ mô tả các rối loạn liên quan đến…

2 days ago

Những sai lầm mắc phải khi hóc xương cá, cách phòng tránh

Dùng mẹo dân gian Nhiều người thường tìm các mẹo dân gian để chữa hóc…

2 days ago

Xương cá có tự tiêu theo thời gian không? Xử lý hóc xương như thế nào đúng

Hóc xương thường xuyên xảy ra nhất là hóc xương cá. Trong một số trường…

3 days ago