Categories: Sức khoẻ

6 sai lầm chết người khi cho trẻ uống thuốc mẹ nào cũng mắc phải

Khi trẻ bị ốm, có rất nhiều ông bố bà mẹ vì tâm lý chủ quan nên đã tự ý đi mua thuốc cho con uống. Tuy nhiên đây không phải là sai lầm duy nhất của bố mẹ khi chăm con ốm.

Với tâm lý ngại đưa con ốm đến bệnh viện vì sợ mất thời gian, lây nhiễm chéo…, nhiều bố mẹ đã dựa vào kinh nghiệm đã có trước đây hoặc nghe theo lời khuyên của người quen và tự ý mua thuốc cho con uống.

Trên thực tế, đây không phải là sai lầm duy nhất của bố mẹ khi chăm sóc con ốm và cho con uống thuốc. Nhiều ông bố, bà mẹ còn có những thói quen tệ hại hơn rất nhiều khiến trẻ không những hết bệnh mà còn ốm nặng hơn, thậm chí là tử vong.

Dưới đây xin liệt kê 6 sai lầm phổ biến mà rất nhiều bà mẹ đang mắc phải khi cho con uống thuốc:

Tự ý thay đổi liều lượng

Hầu hết khi kê đơn thuốc, các bác sỹ đã tính toán liều lượng chuẩn để chữa khỏi bệnh cho trẻ. Tuy nhiên, nhiều trẻ nhỏ không thích việc phải uống thuốc nên tìm cách chống đối, trốn tránh. Không ít bố mẹ vì cảm thấy khó khăn để con uống thuốc, vừa vì thấy con đã đỡ ốm liền chiều ý con, tự ý ngưng thuốc giữa chừng. Đến khi thấy bệnh của con trở nặng thì tức tốc tăng liều lượng.

Việc làm này hầu như bố mẹ nào cũng mắc phải vì nghĩ nó vô hại. Tuy nhiên, việc ngừng thuốc giữa chừng và tăng liều lượng đột ngột có thể khiến trẻ bị sốc thuốc do quá liều, hoặc khiến trẻ gặp phải tác dụng phụ, gây ngộ độc thuốc. 

Ảnh minh họa

Tự ý kê thuốc cho con theo lời mách bảo

Đây là thói quen thường thấy ở các gia đình Việt hiện nay. Rất nhiều ông bố bà mẹ sẵn sàng tin lời hàng xóm, người thân, thậm chí một người vu vơ tư vấn trên mạng xã hội hơn là sự tư vấn của bác sĩ. Khi con ốm, nhiều bà mẹ thường tự mua thuốc cho con theo lời mách bảo của những người có con cái từng bị bệnh hoặc có triệu chứng tương tự.

Tuy nhiên, chúng ta cần nhớ rằng, những đứa trẻ có cùng triệu chứng bệnh chưa chắc đã do cùng một nguyên nhân gây nên. Và cơ địa, sức khỏe mỗi trẻ là khác nhau, do đó việc sử dụng thuốc cũng sẽ không giống nhau. Vì vậy, nếu không muốn nguy hại đến tính mạng của con, bố mẹ đừng dại dội cho trẻ uống thuốc mà không có sự tư vấn của bác sĩ.

Bóp mũi, ấn lưỡi để ép con uống thuốc

Trẻ nhỏ thường ghét việc uống thuốc. Và trong hầu hết mọi trường hợp, khi nịnh nọt, dỗ dành không có tác dụng, nhiều bà mẹ đã phải đi đến cách cuối cùng là bóp mũi hoặc dùng thìa ấn lưỡi cho con mở họng để đút thuốc vào.

Tuy nhiên, các bác sỹ lại cho rằng đây là phương pháp sai lầm, vừa ảnh hưởng đến tâm lý, khiến trẻ càng sợ hãi mỗi khi bị ép uống thuốc, dần dần sinh ra tâm lý chồng đối; vừa có nguy cơ khiến trẻ bị sặc đường hô hấp dẫn đến ngạt thở và tử vong.

Cách giải quyết thông minh nhất trong những trường hợp này là bố mẹ cần kiên nhẫn giải thích cho con về lợi ích của thuốc, cũng có thể chuẩn bị một phần thưởng nho nhỏ để trẻ có động lực uống thuốc.

Nói dối con “Thuốc này ngọt như kẹo!”

“Thuốc này ngọt như kẹo” là câu nói mà bố mẹ nào cũng dùng để dỗ dành trẻ uống thuốc. Nếu loại thuốc đó có vị ngọt, câu nói này sẽ vô hại và giúp trẻ uống thuốc nhanh chóng. Tuy nhiên, một số thuốc có vị đắng rất khó uống mà bạn vẫn nói điều này, trẻ sẽ cảm thấy mất lòng tin và lần sau trẻ sẽ nhất định không chịu uống vì biết trước chiêu lừa của bố mẹ.

Tốt nhất, bố mẹ hãy thẳng thắn nói với con về vị thật của từng loại thuốc, sau đó giải thích cho con hiểu rằng cảm giác đó sẽ nhanh chóng biến mất sau khi uống.

Ảnh minh họa

Cho trẻ dưới 5 tuổi nuốt viên thuốc

Các loại thuốc dành cho trẻ nhỏ thường có dạng bột hoặc chất lỏng. Tuy nhiên, khi trẻ lớn hơn, bố mẹ sẽ gặp phải những loại thuốc dạng viên. Trường hợp trẻ nhà bạn dưới 5 tuổi, hãy nghiền thuốc thành dạng bột và pha cùng nước cho trẻ uống. Tránh để trẻ nuốt nguyên viên thuốc bởi có thể viên thuốc sẽ bị kẹt lại trong đường tiêu hoá, gây nguy cơ tổn hại niêm mạc.

Không đọc kỹ hướng dẫn sử dụng

Nhiều người lớn khi dùng thuốc thường không đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và uống thuốc theo sở thích, đôi khi còn áp dụng với cả trẻ nhỏ.

Theo quy định của bác sĩ và quy định của từng hãng dược phẩm, mỗi loại thuốc sẽ có một cách uống khác nhau. Do đó, trước khi cho trẻ uống thuốc, các mẹ cần kiểm tra có sự tư vấn của bác sỹ cũng như kiểm tra cẩn thận tên thuốc, ngày, số lượng, liều lượng, chú ý cả thời gian uống trước hay sau bữa ăn.

Theo Ngoi Sao

Nguồn: TTOnline

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

3 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

3 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

5 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

6 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

1 week ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

2 weeks ago