Categories: Mẹ

6 bí quyết đơn giản giúp mẹ dễ sinh thường

Nhiều người ví việc chuẩn bị để sinh thường với việc đi leo núi: Bạn cần một cơ thể khỏe mạnh, một huấn luyện viên, một tinh thần quyết tâm cao và thời tiết thuận lợi nữa

Hầu hết các bà mẹ đều được khuyến khích sinh thường, để con ra đời khỏe mạnh và suôn sẻ theo cách tự nhiên nhất. Nhưng không phải ai cũng thực hiện được điều này nếu không chuẩn bị tốt từ trong thai kỳ. Ngoại trừ yếu tố may mắn, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát những phần còn lại để đạt được mục tiêu sinh con theo cách tự nhiên. Đừng quên áp dụng 6 bí quyết dưới đây!

1/ Luyện tập để khỏe mạnh hơn

Điều này đặc biệt quan trọng với những bà mẹ sinh con đầu lòng, vì lần chuyển dạ đầu tiên thường có xu hướng kéo dài so với những lần sinh tiếp theo. Theo thống kê, hầu hết những ca sinh con đầu lòng thường kéo dài trung bình 12 tiếng. Hãy tưởng tượng rằng việc sinh nở là một bài kiểm tra độ bền bỉ, với một phần thưởng vô cùng tuyệt vời khi kết thúc. Vậy nên vào ba tháng cuối cùng trước khi sinh, bạn nên đi bộ đều đặn, ăn những bữa ăn cân bằng. Một số phụ nữ sẽ tiếp tục tập các bài tập yoga, tập ngồi trên quả bóng tập thay vì trên ghế như bình thường. Dù bạn chọn hình thức thể dục và vận động nào, hãy luôn nhớ duy trì nó đến cuối thai kỳ vì điều này vô cùng hữu ích cho ca sinh của bạn.

Để ca sinh thường diễn ra thuận lợi, điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất là bạn phải có một cơ thể khỏe mạnh

2/ Tìm hiểu thêm kiến thức

Nếu bạn muốn sinh thường, hãy chuẩn bị thật tốt cho ca sinh bằng cách đọc sách và xem phim về phương pháp sinh nở không cần giảm đau. Bạn cũng có thể học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước. Tất nhiên, sự đau đớn khi sinh con là không thể tránh được, nhưng bạn vẫn có thể chọn chịu đựng cơn đau đó để có được một kết quả mỹ mãn. Một lưu ý nhỏ nữa là hãy chú ý đến tỷ lệ sinh mổ tại bệnh viện mà bạn chọn. Nếu không yên tâm, bạn hoàn toàn có thể đổi đến một bệnh viện khác, nơi mà mình cảm thấy hoàn toàn thoải mái, yên tâm và tự tin.

Bạn muốn sinh thường? Việc trang bị kiến thức là vô cùng cần thiết

3/ Chọn người giúp đỡ

Người hỗ trợ sinh nở – hay một huấn luyện viên hướng dẫn sinh nở chuyên nghiệp – sẽ cho bạn những lời khuyên kinh nghiệm trong việc kiềm chế cơn đau và rặn bé ra trong khi bạn đang ở trong phòng sinh. Nếu không, hãy chọn một người thân có kinh nghiệm và đặt trước bác sỹ bạn quen để có được những lời khuyên hữu ích trong phòng sinh.

4/ Thực hành các kiến thức tiền sản

Hãy dành thời gian để nghĩ về ca sinh sẽ diễn ra. Bạn hãy thử thực hiện trước các kế hoạch đối phó mọi tình huống trong khi sinh cũng như có những lựa chọn dự phòng khác. Nên nhớ, việc tìm hiểu kiến thức và thực hành phải đi cùng với nhau. Nếu bạn có tham gia các lớp tiền sản, hãy thường xuyên thực hành những kiến thức đã được học ở đó. Việc thực hành này sẽ khiến bạn không bị bỡ ngỡ khi bước vào ca sinh của mình và có cơ hội sinh thường cao hơn.

5/ Chuẩn bị những thứ cần thiết trước khi sinh

Để cảm thấy thoải mái hơn trong khi sinh, bạn nên mang theo một cái gối hay áo choàng từ nhà, mở loại nhạc yêu thích và mang theo loại trà mình thường uống, nếu như bạn được phép uống thứ khác ngoài nước. Hỏi những câu hỏi cần thiết khi đi thăm quan bệnh viện hay trung tâm hộ sinh như: Tôi sử dụng bóng tập có được không? Tôi thắp nến được không? Tôi có thể ăn gì trước khi sinh không?

6/ Lập ra một danh sách những điều cần làm

Trước khi sinh, bạn nên tạo ra một danh sách những công việc cần hoàn thành để đánh lạc hướng sự chú ý của mình mỗi khi các cơn co thắt bắt đầu. Những cơn đau chuyển dạ thường khiến bạn mất tập trung và nó cũng thường dẫn tới việc bạn chạy tới nhà hộ sinh quá sớm. Cân nhắc thêm những việc này vào danh sách đánh lạc hướng của bạn nhé: nướng bánh, dọn dẹp tủ quần áo, đi dạo, xem phim… trước khi bạn cảm thấy thời điểm thích hợp thật sự đã đến.

adminyhoc

Recent Posts

Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột gây rối loạn tự kỷ

Theo các số liệu thống kê từ Liên Hợp Quốc cho thấy hiện có 1%…

24 hours ago

Vi khuẩn đường ruột oxalobacter formigenes hỗ trợ điều trị sỏi thận

Cơ thể con người chứa đến hàng tỷ các vi sinh vật khác nhau bao…

2 days ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

3 days ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

4 days ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

4 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và trí thông minh

Hệ vi sinh đường ruột đảm nhiệm vai trò quan trọng trong cuộc sống của…

4 days ago