Categories: Sức khoẻ

5 loại nước hoa quả không bao giờ uống cùng thuốc

Các nghiên cứu cho thấy nếu uống thuốc cùng 5 loại nước ép hoa quả sau sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc, thậm chí gây hại cho cơ thể.

1. Nước ép bưởi

Nước ép bưởi được cho là có thể gây ra phản ứng với 40 loại thuốc khác nhau. Bạn có thể bị các tác dụng phụ của thuốc. Tránh uống nước ép bưởi vào buổi sáng hoặc uống cùng với các loại thuốc trị bệnh cholesterol cao, huyết áp cao hoặc loạn nhịp tim. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các loại thuốc này gây ra phản ứng có hạicho cơ thể nếu kết hợp với nước ép bưởi.

2. Nước ép nam việt quất

Nếu bạn đang dùng thuốc warfarin, một thuốc chống đông máu có tác dụng ngăn chặn các cơn đau tim, đột quỵ và chứng máu đông thì nên tránh uống nước ép nam việt quất vì nó có thể gây phản ứng với các loại thuốc này. Các nghiên cứuphát hiện ra rằngnước ép nam việt quất có chứa chất flavonoid và nhữnghợp chất có thể ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của warfarin hoặc các yếu tố chống đông máu.

3. Nước ép táo

Các nghiên cứu gần đây chứng minh rằng ngay cả nước ép táo cũng có thể gây ảnh hưởng đến sự hấp thu thuốc. Bệnh nhân đang trải qua hóa trị hoặc đang uống thuốc Atenolol – một loại thuốc chống cao huyết áp, cũng nên tránh uống nước ép táo hoặc nước ép bưởi.

4. Nước ép dứa

Nếu bạn đang uống thuốc trị bệnh loãng máu, tránh uống nước ép dứa. Dứa có chứa một hợp chất gọi là bromelain có thể ảnh hưởng đến khả năng đông máu của thuốc. Ngoài ra, bromelain có thể phản ứng với thuốc kháng sinh và các thuốc an thần như benzodiazepin được dùng để điều trị lo âu. Nếu bạn đang bị bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc đang uống các loại thuốc trị trầm cảm thì nên tránh uống nước ép dứa.

5. Nước cam

Nếu bạn nghĩ rằng sẽ chẳng có vấn đề gì khi uống thuốc vào buổi sáng và cùng lúc đó uống một ly nước cam thì hãy nghĩ lại. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nước cam có thể làm giảm hiệu quả của thuốc và không nên uống thuốc với loại nước ép này.

Việt Hà

(Theo Thehealthsite)

Nguồn: Emdep

adminyhoc

Recent Posts

SIBO liên quan đến tăng cân như thế nào?

SIBO có gây tăng cân không? SIBO (sự phát triển quá mức vi khuẩn tại…

2 days ago

Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột gây rối loạn tự kỷ

Theo các số liệu thống kê từ Liên Hợp Quốc cho thấy hiện có 1%…

3 days ago

Vi khuẩn đường ruột oxalobacter formigenes hỗ trợ điều trị sỏi thận

Cơ thể con người chứa đến hàng tỷ các vi sinh vật khác nhau bao…

4 days ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

5 days ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

5 days ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

6 days ago